Liên quan đến việc nhiều hộ dân tại dự án nhà máy thủy điện Hồi Xuân (bản Sa Lắng, Thanh Xuân, Quan Hóa, Thanh Hóa) mãi không được bố trí đất tái định cư, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Anh Tuấn vừa có chỉ đạo sau cuộc làm việc với nhà máy thủy điện.

Thủy điện Hồi Xuân: Trước tháng 5 phải di dân vào khu tái định cư

Trí Lâm | 16/04/2018, 19:55

Liên quan đến việc nhiều hộ dân tại dự án nhà máy thủy điện Hồi Xuân (bản Sa Lắng, Thanh Xuân, Quan Hóa, Thanh Hóa) mãi không được bố trí đất tái định cư, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Anh Tuấn vừa có chỉ đạo sau cuộc làm việc với nhà máy thủy điện.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Anh Tuấn vừa có cuộc làm việc với Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng thủy điện Hồi Xuân (Công ty Hồi Xuân) về Dự án thủy điện Hồi Xuân. Theo đó, tỉnh đánh giá cao Công ty Hồi Xuân thời gian qua đã khắc phục khó khăn để triển khai thi công các hạng mục và giải phóng mặt bằng, tái định cư…

Tuy nhiên, để mục tiêu phát điện hòa lưới điện quốc gia vào quý 1/2019 và đảm bảo đời sống cho người dân, UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị công ty đẩy nhanh tiến độ thi công, nhất là các hạng mục liên quan đến phòng chống lũ lụt 2018, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và công trình trong mùa lũ năm 2018.

Trong quá trình thi công, tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu công ty đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo chất lượng môi trường và mỹ quan công trình.

Về công tác di dân, bồi thường, giải phóng mặt bằng, yêu cầu công ty thực hiện đầu tư các công trình tránh ngập lòng hồ thủy điện theo đúng trình tự, thủ tục. Các công trình trường học, trạmy tế giao UBND huyện Quan Hóa chỉ đạo UBND các xã liên quan phối hợp với chủ đầu tư xác định vị trí xây dựng mới các công trình nêu trên.

Đối với công trình giao thông nông thôn tránh ngập thủy điện Hồi Xuân (15 công trình, đã hoàn thành 5), yêu cầu hoàn thành trước ngày 30.6.2018.

Liên quan đến khu tái định cư Sa Lắng, yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện hạ tầng tái định cư: đường giao thông, đườngđiện, cấp nước sinh hoạt, tiêu thoát nước… để sớm di dân vào khu tái định cư. Yêu cầu chậm nhất ngày di dân là 1.5.2018.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư phải hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định như lập hồ sơ bản vẽ, bổ sung rãnh thoát nước, giảm độ dốc taluy dương… Giao UBND huyện Quan Hóa kiểm tra, giám sát chất lượng, đảm bảo an toàn, đủ điều kiện mới di dân vào ở.

Như báo điện tử Một Thế Giới đã phản ánh, vì dự án nhà máy thủy điện Hồi Xuân (bản Sa Lắng, Thanh Xuân, Quan Hóa, Thanh Hóa) chậm tiến độ, đã 8 năm từ khi khởi công công trình, 53 hộ dân nơi đây vẫn chưa được bố trí đất tái định cư khiến cuộc sống của người dân gặp muôn vàn khó khăn. Nhà cửa nhiều hộ dân xuống cấp nhưng không dám sửa chữa vì sợ khi có đất tái định cư, sẽ không còn tiền để xây nhà mới.

Người dân cho biết công việc chủ yếu ở bản là làm nương rẫy, trồng ngô khoai dọc bờ sông Mã và chặt chuyển luồng, nhưng từ ngày có công trình nhà máy thủy điện xây dựng mọi thứ đều trở nên khó khăn hơn.

“Nước dâng rútthất thường không trồng được cây gì, việc vận chuyển luồng cũng khó khăn hơn"nhiều khi nước dâng lên cao, thuyền đang bên này sông nhưng đến sáng mai nước rút cạn chúng tôi lại thấy đang treo veo ở vách núi”, chị Khương -một người dân tại đây nói.

Trao đổi với phóng viên báo điện tửMột Thế Giới,ông Thái Văn Chấn, Phó giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng thủy điện Hồi Xuân cho biết trong vòng tháng 4 này sẽ giao đất cho dân và đến tháng 8 sẽ vận hành nhà máy.

“Về đền bù mặt bằng là do Hội đồng giải phóng mặt bằng của huyện làm, còn chủ đầu tư dự án chỉ phối hợp. Việc giao đất chậm là do một số thủ tục chưa xong”, ông Chấn nói.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủy điện Hồi Xuân: Trước tháng 5 phải di dân vào khu tái định cư