Mặc dù đã yêu cầu thanh toán nhiều lần nhưng Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp) vẫn chưa được đối tác là Công ty Al-Reda (Ai Cập) trả hơn 58.800 USD tiền hàng.

Thủy sản Vĩnh Hoàn cùng nhiều DN có nguy cơ bị đối tác quốc tế quỵt tiền

tuyetnhung | 13/01/2017, 14:24

Mặc dù đã yêu cầu thanh toán nhiều lần nhưng Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp) vẫn chưa được đối tác là Công ty Al-Reda (Ai Cập) trả hơn 58.800 USD tiền hàng.

Theo thông tin từ phía Vinh Hoan Corp, Công ty Al-Reda có mua hàng cá tra phile đông lạnh của công ty từ tháng 6.2015 với tổng trị giá đơn hàng là58.881,60 USD (sau khi đã trừ 10% đặt cọc 6.542,4 USD).

Mặc dù Vinh Hoan Corp đã gửi thư yêu cầu thanh toán nhiều lần trong khoảng thời giantừ tháng 7.2015 đến tháng 12.2016 nhưng Al-Reda luôn tránh né việc thanh toán với nhiều lý do.

Trước đó vào cuối tháng 12.2016, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết có một số doanh nghiệp trong nướccó nguy cơ mất hàng trăm nghìn USD với khách hàng Echopack Inc của Canada, đại diện bởi người có tên Jason Brown.

Cụ thể, các lô hàng xuất khẩu đều được sử dụng thanh toán qua Ngân hàng General Equity (đại diện cho Công ty Echopack tại Level 4, General Equity house, 17 Albert street, Auckland 1010, New Zealand). Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phía Việt Nam gửi hồ sơ, chứng từ cho ngân hàng General Equity đề nghị thanh toán tiền sau khi Echopack đã lấy được hàng thìphía General Equity chậm phản hồi và không chịu thanh toán với lý do là L/C (thư tín dụng)bất hợp lệ.

Qua đó, Vasep và nhiều doanh nghiệp thủy sản khác nhận địnhngười mua là Echopack và ngân hàng đại diện đã cấu kết lấy hàng và không thanh toán tiền hàng.

Trước tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu trong nước bị lừa đảongày càng nhiều, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã ra khuyến nghị các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lưu ý một số nội dung khi giao dịch với khách hàng.

Thứ nhất, ưu tiên hàng đầu việc tìm hiểu thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của các đối tác nước ngoài, đặc biệt các đối tác với giao dịch, đối tác tìm được qua kênh trung gian. Việc thực hiện thẩm tra có thể qua các nguồn tin công khai, mua dịch vụ từ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thẩm tra (như các tổ chức cung cấp thông tin uy tín hay như Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam CIC – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), qua kênh của Hiệp hội tại các nước nhập khẩu, cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ và chi nhánh Thương vụ tại nước nhập khẩu…

Thứ hai, do hợp đồng mua bán luôn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các bên, doanh nghiệp cần quy định chặt chẽ các điều khoản bảo vệ quyền lợi của mình (đặc biệt là điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại), tránh các trường hợp bất lợi cho doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp.

Thứ ba, đối với khâu thanh toán, doanh nghiệp lưu ý tìm hiểu nguyên tắc, thông lệ quốc tế để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, qua đó xem xét lựa chọn các phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

Thứ tư, trong quá trình thực hiện giao dịch, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (như xác nhận thư tín dụng, chiết khấu miễn truy đòi, bao thanh toán xuất khẩu…) để có thêm sự đảm bảo cho khả năng đòi tiền từ phía ngân hàng cung cấp dịch vụ, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu đánh giá các thông tin về đối tác nhập khẩu, đơn vị phát hành thư tín dụng.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủy sản Vĩnh Hoàn cùng nhiều DN có nguy cơ bị đối tác quốc tế quỵt tiền