Dư luận còn chưa hết bàng hoàng về chuyện “bỗng nhiên” hàng loạt cơ quan báo chí truyền thông vào cuộc một cách đồng bộ đến mức khó hiểu, tấn công quyết liệt vào ngành nước mắm truyền thống khiến ngành này có nguy cơ chết ngay trên xứ sở mình, may mà có sự xử lý kịp thời và quyết liệt của Chính phủ làm rõ thực chất vấn đề, thì ngày 25.10.2016 báo điện tử Một Thế Giới nhận được lá đơn kêu cứu, “giải trình với các cơ quan truyền thông” của Công ty cổ phần TIE. Một vụ việc, thoạt nghĩ có vẻ đơn giả

TIE - lại một nạn nhân của truyền thông thiên lệch?

Hữu Phú | 09/11/2016, 12:16

Dư luận còn chưa hết bàng hoàng về chuyện “bỗng nhiên” hàng loạt cơ quan báo chí truyền thông vào cuộc một cách đồng bộ đến mức khó hiểu, tấn công quyết liệt vào ngành nước mắm truyền thống khiến ngành này có nguy cơ chết ngay trên xứ sở mình, may mà có sự xử lý kịp thời và quyết liệt của Chính phủ làm rõ thực chất vấn đề, thì ngày 25.10.2016 báo điện tử Một Thế Giới nhận được lá đơn kêu cứu, “giải trình với các cơ quan truyền thông” của Công ty cổ phần TIE. Một vụ việc, thoạt nghĩ có vẻ đơn giả

Với lời mở đầu hết sức trân trọng dành cho những tờ báo đã nhận được đơn, Công ty cổ phần TIE (gọi tắt là Công ty TIE) và các công ty liên kết “xin phép được giải trình” về một vụ tranh chấp giữa công ty này với một vài cá nhân và các công ty khác, cụ thể là với ông Lâm An Dậu, Công ty cổ phần Giấy Vĩnh Tiến, Công ty cổ phần Vĩnh Tiến…

Tại sao Công ty TIE lại viết lá đơn này? Đơn giản vì nếu không kịp viết đơn thư giải trình, vấn đề này không được nêu ra kịp thời trước công luận, thì Công ty TIE có nguy cơ bị “chết luôn” trên thương trường đầy cạnh tranh, bởi trước đó đã có ít nhất 2 tờ báo viết về sự tranh chấp với nhận định không công bằng mà lẽ ra quyền phán quyết đúng sai là thuộc về tòa án.

Tóm tắt vụ tranh chấp

Theo trình bày của Công ty TIE, thì vụ việc có nội dung như sau:

Ngày 6.10.2016, Công ty cổ phần Giấy Vĩnh Tiến (gọi tắt là Giấy Vĩnh Tiến) có phát hành văn bản số 02/CV-VT-2016 và đăng tin tại địa chỉ trang web http://www.vinhtienpaper.com.vn/tin-tuc/thong-bao-thuong-hieu-151.html, với nội dung cho rằng Công ty TNHH Văn phòng phẩm TIE Miền Bắc (gọi tắt là Công ty TIE Miền Bắc) đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Giấy Vĩnh Tiến.

Tiếp theo đó, Công ty Giấy Vĩnh Tiến gửi văn bản số 03/CV-VT-2016 ngày 7.10.2016 cho Công ty TIE Miền Bắc, tiền thân là Công ty TNHH Vĩnh Tiến - TIE thông báo chấm dứt Hợp đồng cho phép sử dụng thương hiệu (có thu phí) số 05/2014/HĐT-VTTIE ký ngày 23.9.2014 giữa Công ty Giấy Vĩnh Tiến và Công ty Vĩnh Tiến TIE.

Ông Lâm An Dậu với tư cách cá nhân đã lập và ký phát hành văn bản (không ghi ngày, tháng 10.2016) có nội dung cho rằng Công ty TIE Miền Bắc đã vi phạm Hợp đồng thương hiệu nên Công ty Giấy Vĩnh Tiến đã chấm dứt hợp đồng và khẳng định việc Công ty TIE Miền Bắc sử dụng nhãn hiệu “Vĩnh Tiến” gắn lên sản phẩm là vi phạm quyền sở hữu về nhãn hiệu.

Ông Lâm An Dậu có ủy quyền cho Chi nhánh Công ty cổ phần Sở hữu công nghiệp INVESTIP thay mặt ông gửi cho Công ty TIE Miền Bắc văn bản số 492/2016/CV-KC ngày 11.10.2016 do chính Công ty INVESTIP chấp hành. Nội dung văn bản cho rằng Công ty TIE Miền Bắc đã xâm phạm quyền sở hữu về nhãn hiệu “Vĩnh Tiến”, kèm văn bản là 2 bản kết luận giám định số NH380-16YC/KLGĐ và NH381-16YC/KLGĐ cùng ngày 28.9.2016 của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ.

Vào ngày 20.10.2016, trên trang thông tin điện tử của báo Người Tiêu Dùng có đăng bài Vụ xâm phạm nhãn hiệu Vĩnh Tiến: TIE miền Bắc đã sai còn “ngang ngược”? (http://www.nguoitieudung.com.vn/vu-xam-pham-nhan-hieu-vinh-tien-tie-mien-bac-da-sai-con-ngang-nguoc-d48292.html) do tác giả Mạc Hồng Kỳ đứng tên bài viết. Nội dung bài đăng theo hướng “quy chụp” Công ty TIE Miền Bắc xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu “Vĩnh Tiến”.

Ngày 25.10.2016, trên trang thông tin điện tử của báo Công Luận có đăng bài Chủ tịch Giấy Vĩnh Tiến tố Cty Tie Miền Bắc “ăn cắp” nhãn hiệu (http://congluan.vn/chu-tich-giay-vinh-tien-to-cty-tie-mien-bac-an-cap-nhan-hieu/) do tác giả Kiên Giang đứng tên bài viết. Nội dung bài báo cũng cho rằng Công ty TIE Miền Bắc “ăn cắp” nhãn hiệu “Vĩnh Tiến” của ông Lâm An Dậu.

Ngoài ra còn có một số bài “ăn theo” bài của báo Người Tiêu Dùng và báo Công Luận được đăng trên một số trang thông tin điện tử về vụ việc này, nội dung chủ yếu vẫn là quy chụp Công ty TIE Miền Bắc “ăn cắp”…

Vụ việc tưởng như chuyện bình thường, nhỏ nhặt trong thương trường, hoàn toàn có thể giải quyết theo pháp luật bằng một bản án của tòa, lại “đột nhiên” trở thành nghiêm trọng khiến Hội đồng Quản trị Công ty TIE lo lắng bất an, bởi một công ty với bề dày hoạt động nhiều năm có nguy cơ “đột tử” trước khi tòa tuyên án. Tất cả, cũng chỉ vì vài bài báo.

Những bài báo viết gì?

Ngay sau khi nhận được đơn của Công ty TIE, chúng tôi đã tìm đọc những bài được đăng trên mấy tờ báo nói trên để tìm hiểu nội dung cụ thể.

Bài Vụ xâm phạm nhãn hiệu Vĩnh Tiến: TIE miền Bắc đã sai còn “ngang ngược”? đăng trên báo Người Tiêu Dùng, với độ dài khoảng gần 1.000 chữ, có nội dung trình bày vụ việc tranh chấp giữa Công ty TIE và ông Lâm An Dậu, Công ty Giấy Vĩnh Tiến, Công ty Vĩnh Tiến như đã nói ở trên. Cụ thể là tranh chấp quyền phát hành các sản phẩm mang các nhãn hiệu “Vĩnh Tiến”, “VIBOOK” và “Hình nai nhí” trên các sản phẩm được bán ra thị trường để thu lợi nhuận. Trong bài, có những đoạn xin trích lại như sau: “Năm 2014, nhằm đẩy mạnh thương hiệu Vĩnh Tiến tại các tỉnh, thành miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, Công ty Giấy Vĩnh Tiến đã ký hợp đồng hợp tác với Công ty TNHH Văn phòng phẩm TIE Miền Bắc địa chỉ tại Khu 4, phường Cẩm Thượng, TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Theo đó, Công ty TIE Miền Bắc được sử dụng nhãn hiệu của Vĩnh Tiến (“VINH TIEN” và “VIBOOK”) với điều kiện: Khi thực hiện các nội dung cụ thể, hai bên cần thỏa thuận thông qua hình thức văn bản, fax, thư điện tử hoặc các hình thức khác... và báo cáo sản lượng sản xuất thông qua bộ máy kiểm soát. Đồng thời, mỗi sản phẩm của TIE Miền Bắc bán ra phải chịu mức phí sử dụng nhãn hiệu là 2,5%... Thế nhưng, theo Vĩnh Tiến, ngay sau khi ký hợp đồng, TIE Miền Bắc đã sản xuất hàng loạt sản phẩm in nhãn hiệu VINH TIEN, VIBOOK và cả logo hình con nai (không có trong hợp đồng) mà không thông báo. Hơn thế, cũng không thanh toán bất kỳ khoản phí sử dụng thương hiệu, cũng như không báo cáo số lượng hàng hóa sản xuất, bán ra...

Chính vì thế, chiếu theo Khoản 2, Điều 9 của bản hợp đồng (“có thể chấm dứt và thanh lý hợp đồng trong trường hợp: Một trong hai bên vi phạm những điều khoản đã cam kết”), ngày 8.6.2015, Vĩnh Tiến đã thông báo cho TIE Miền Bắc chấm dứt hợp đồng…” và “Tuy nhiên, sau khi nhận thông báo, TIE Miền Bắc vẫn phớt lờ và tiếp tục sử dụng nhãn hiệu của Vĩnh Tiến. Hơn thế, doanh nghiệp này còn "ngang ngược" ra văn bản gửi các đối tác cũng như khách hàng Vĩnh Tiến, quả quyết: Việc in nhãn hiệu Vĩnh Tiến trên sản phẩm là hoàn toàn hợp pháp (!)...” và “Trước hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền và sự gia tăng sản xuất (dẫu đã bị "nhắc nhở" nhiều lần) của TIE Miền Bắc, sự vụ được Vĩnh Tiến "đáo tụng đình". Ngày 28.9.2016 Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã ra kết luận giám định sở hữu công nghiệp số NH381-16YC/KLGĐ. Theo đó, “Dấu hiệu “VĨNH TIẾN” gắn trên sản phẩm vở ghi là yếu tố xâm phạm quyền (quy định tại Điều 11, Nghị định 105/2006 sửa đổi) đối với nhãn hiệu “VINH TIEN và hình” được bảo hộ”. Kết luận của cơ quan chức năng là vậy, song hệt như "nước chảy lá môn", Công ty TIE Miền Bắc vẫn mở rộng sản xuất hàng loạt sản phẩm giấy, tập vở in nhãn hiệu “VINH TIEN” cùng logo “chữ T và hình con nai” ngay trên địa bàn TP.HCM để “tung” ra thị trường cả nước. Không dừng ở đó, TIE Miền Bắc còn treo các biển quảng cáo có nhãn hiệu của Vĩnh Tiến, và thậm chí, còn phát sóng "mạnh mẽ" trên ti vi”.

Bài báo Chủ tịch Giấy Vĩnh Tiến tố Cty Tie Miền Bắc “ăn cắp” nhãn hiệu trên báo Công Luận, với gần 1.500 chữ, cũng có nội dung trình bày vụ tranh chấp giữa 2 công ty. Trong đó, có những đoạn có thể trích như sau:

“Theo ông Lâm An Dậu, trước đây Cty Giấy Vĩnh Tiến cho phép Cty Tie Miền Bắc (trước là Cty Vĩnh Tiến – Tie) sử dụng thương hiệu có thu phí, trong đó quy định rất rõ nhiều điều kiện như: Cho phép Cty TIE Miền Bắc sử dụng thương hiệu; Việc sử dụng nhãn hiệu cụ thể như hình thức in ấn, số lượng in ấn phải được báo cáo, được các bên thỏa thuận thành văn bản và được sự đồng ý của Cty Giấy Vĩnh Tiến; Cty Tie Miền Bắc “được chủ động bán hàng hóa tại thị trường Việt Nam gồm các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên”; Đối với doanh thu mỗi sản phẩm bán ra mang thương hiệu của Cty Giấy Vĩnh Tiền, Cty Tie Miền Bắc phải chịu mức phí sử dụng thương hiệu là 2,5%; Cty Giấy Vĩnh Tiến cho phép Cty Tie Miền Bắc “sử dụng thương hiệu quyền và các quyền khác liên quan đến khai thác thương mại các thương hiệu VĨNH TIẾN, VIBOOK”, không có thỏa thuận về logo hình con nai…”.

“Sau khi ký HĐ, Cty Tie Miền Bắc đã sản xuất hàng loạt sản phẩm có in nhãn hiệu VĨNH TIẾN, VIBOOK và logo hình con nai mà không thông báo cho Cty Giấy Vĩnh Tiến, không báo cáo số lượng hàng hóa được sản xuất, số lượng được bán ra, chưa thanh toán bất kỳ khoản phí sử dụng thương hiệu nào…”, ông Dậu cho biết”.

“Thương hiệu Vĩnh Tiến đi cùng nhãn hiệu “Vinh Tien và hình con nai nhí” là sự sáng tạo của cá nhân tôi và được đưa vào sử dụng gắn liền với tên tuổi Cty CP Giấy Vĩnh Tiến mà tôi là cổ đông sáng lập. Tôi mong các cơ quan chức năng xem xét, điều tra làm rõ, buộc Cty Tie Miền Bắc chấm dứt hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu “VINH TIEN và hình” đã được bảo hộ; Tịch thu hàng hóa của Cty Tie Miền Bắc đã xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được kết luận tại kết luận giám định nói trên…”, ông Lâm An Dậu kêu cứu”.

“Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có không ít “lình xình” trong việc hợp tác, kinh doanh giữa Cty Giấy Vĩnh Tiến và Cty CP Tie. Tuy nhiên, vấn đề là dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được chỉ ra khá rõ trong các kết luận của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, sẽ chưa thể có bất cứ hình thức giải thích, biện minh nào từ hai phía có giá trị pháp lý cao hơn kết luận trên…”.

Trong những bài báo đã đăng, tất nhiên có những chứng cứ, tài liệu được đăng kèm để những nhận định, lập luận mang tính thuyết phục, hợp lý. Nhưng cũng chính vì vậy mà Công ty TIE phải lo lắng bởi những chứng cứ, tài liệu ấy chưa đầy đủ, có phần quá vội vã, rất dễ đẩy sự việc được hiểu theo một cách khác, không đúng với bản chất của nó.

Hữu Phú

Kỳ 2: Những điều không bình thường trong các bài báo đã đăng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng dự Ngày hội khởi nghiệp quốc gia lần thứ 6 tại Cần Thơ
32 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày hội nhằm tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên (HS-SV) được long trọng tổ chức tại Trường đại học Cần Thơ. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu ý kiến.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TIE - lại một nạn nhân của truyền thông thiên lệch?