Chiều 13.3, Bí thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cùng các lãnh đạo thành phố và nhiều thân hữu trí thức đã đến chia buồn với gia đình Giáo sư Lý Chánh Trung.

Tiễn đưa GS. Lý Chánh Trung

Một Thế Giới | 13/03/2016, 21:52

Chiều 13.3, Bí thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cùng các lãnh đạo thành phố và nhiều thân hữu trí thức đã đến chia buồn với gia đình Giáo sư Lý Chánh Trung.

Báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ gia đình cho biết giáo sư Lý Chánh Trung đã qua đời ở tuổi 89 lúc 5g50 ngày 13.3 tại nhà riêng ở TP.HCM sau khoảng một tháng nằm bệnh với chứng viêm phổi từ lâu tái phát.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, cách nay mấy năm, GS Lý Chánh Trung gần như bị mất hết trí nhớ bởi cú sốc vì người con út qua đời sau thời gian dài nằm bệnh do tai nạn.
Chiều 13.3, Bí thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cùng các lãnh đạo thành phố và nhiều thân hữu trí thức đã đến chia buồn với gia đình Giáo sư Lý Chánh Trung.
tien dua GS Ly Chanh Trung
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam viếng tang GS Lý Chánh Trung

tien dua GS Ly Chanh Trung
Phó Bí thư Thành uỷ TP.HCM Tất Thành Cang (trái) và ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Chủ tịch nước viếng tang GS Lý Chánh Trung

tien dua GS Ly Chanh Trung
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu xúc động viếng tang GS Lý Chánh Trung

tien dua GS Ly Chanh Trung
Ông Huỳnh Tấn Mẫm - đại diện CLB truyền thống kháng chiến Thành Đoàn viết sổ tang tưởng nhớ GS Lý Chánh Trung
Trước đó, cũng trên Tuổi Trẻ, một người đồng đội và là bạn thân của ông, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, bày tỏ nỗi bàng hoàng khi hay tin ông Lý Chánh Trung vừa mất.
“Chúng tôi biết nhau từ năm 1952, khi đó anh Lý Chánh Trung học cử nhân ở Bỉ, sang Pháp chuẩn bị làm tiến sĩ, còn tôi học ở Pháp, cả hai gặp nhau tại Thư viện quốc gia Pháp” - ông Nguyễn Đình Đầu nhớ lại.
“Chúng tôi có cùng nhau viết một số bài báo về Việt Nam trong thời kỳ này. Đặc biệt chúng tôi có hai người đàn anh là GS Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Mạnh Hà, nhóm chúng tôi cùng ủng hộ cách mạng Việt Nam và chống chiến tranh.
Sau Hiệp định Genève 1954, Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Mạnh Hà chủ trì lập tờ báo Thống Nhất bằng tiếng Việt tại Pháp. Nhưng hai ông lớn tuổi, giao lại cho tôi và anh Lý Chánh Trung làm phần lớn công việc.
Cuối năm 1954, anh Lý Chánh Trung về Sài Gòn, rồi về quê Trà Vinh luôn. Đầu năm 1955 tôi cũng về Sài Gòn, tôi nhớ có từng về Trà Vinh dự đám cưới của anh Lý Chánh Trung, thân nhau là vậy.
Anh Lý Chánh Trung có lúc làm Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc gia Giáo dục của chính quyền Sài Gòn.
Khoảng năm 1962, giới Công giáo tiến bộ chống chiến tranh của chúng tôi tại Sài Gòn có tổ chức ra một tờ báo dành cho giáo dân, tên là Sống Đạo, do Lý Chánh Trung làm chủ bút, tôi làm giám đốc, quá trình làm báo này chúng tôi liên lạc cả với Dương Văn Minh và với Mặt trận Dân tộc giải phóng.
Cả tôi và Lý Chánh Trung đều nằm trong sổ đen của chính quyền Ngô Đình Diệm nhưng chưa bị bắt bớ gì.
Đến năm 1975 thì cả tôi và Lý Chánh Trung đều thuộc Thành phần thứ ba (những người chống chiến tranh).
Ở phương diện công việc, anh Lý Chánh Trung là một trí thức chân thực. Anh chuyên về triết, viết văn và viết báo đều sâu sắc, người ta thường nói người miền nam viết báo không sâu sắc, nhưng theo tôi, Lý Chánh Trung viết báo rất sắc bén.
Còn nói về tính chân thực trí thức, thì anh Lý Chánh Trung là người có độ chân thực trí thức rất cao, cả trong lập trường và trong cư xử”.
Sau năm 1975, Lý Chánh Trung là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, Đại biểu Quốc Hội ba khóa VI, VII, VIII.
Giai đoạn GS Lý Chánh Trung làm Đại biểu Quốc hội, theo ông Nguyễn Đình Đầu ghi nhận thì ông có đóng góp nhiều ý kiến, ông Võ Văn Kiệt lúc sinh thời cũng rất mến GS Lý Chánh Trung.
Trước đó, vào năm 1966, trong quyển sách Cách mạng và Đạo đức, GS Lý Chánh Trung bày tỏ niềm tin đáng kính trọng về một tương lai của Việt Nam:
“Tôi tin rằng giới thanh niên miền Nam, sau khi đã chạy theo những ảo ảnh, danh từ, huyền thoại, sau khi đã đi tận cùng cái kinh nghiệm chua cay của hận thù, sẽ nhìn thấy những con người cụ thể, những vấn đề cụ thể, sẽ nhìn nhau để nói chuyện về đất nước Việt Nam, về con người Việt Nam”.
Tổng hợp từ Tuổi Trẻ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiễn đưa GS. Lý Chánh Trung