GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng: “Hiện nay Trung Quốc vẫn là thị trường lớn tiêu thụ nông sản Việt Nam. Ngoài ra, còn rất nhiều thị trường đã và sẽ tiêu thụ mạnh nông sản nước ta. Tuy nhiên, để nông sản Việt đến được các nước, chúng ta cần quan tâm sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn các nước trên thế giới”.

Tìm hướng đi khác cho nông sản Việt Nam

Văn Kim Khanh | 10/04/2022, 19:45

GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng: “Hiện nay Trung Quốc vẫn là thị trường lớn tiêu thụ nông sản Việt Nam. Ngoài ra, còn rất nhiều thị trường đã và sẽ tiêu thụ mạnh nông sản nước ta. Tuy nhiên, để nông sản Việt đến được các nước, chúng ta cần quan tâm sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn các nước trên thế giới”.

Cũng theo GS.TS Võ Tòng Xuân, từ khi bắt đầu xuất hiện dịch COVID-19, các nước phong tỏa và chuỗi cung ứng nông sản hàng hóa bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, dù dịch bệnh tại nhiều nước có xu hướng giảm nhưng tại Trung Quốc tình hình vẫn tiếp tục căng thẳng do chính sách Zero F0 của nước này. Cụ thể cửa khẩu biên giới của họ dễ xảy ra chuyện đóng mở, làm cho nông sản Việt vận chuyển bằng đường bộ gặp khó khăn. Trước tình hình đó, ngoài việc tiêu thụ nông sản trong nước, nông sản Việt Nam có hướng mở sang thị trường các nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và thị trường các nước Trung Đông là điều tất yếu.

chanh-thu-dong-nhan-xuat-khau.jpg
Đóng gói nhãn xuất khẩu sang thị trường Âu, Mỹ - Ảnh: CT

Tại cơ sở đóng gói trái cây xuất nhập khẩu Tùng Hà, xã Phú Phụng (huyện Chợ Lách, Bến Tre), nơi thu mua các loại trái cây đóng gói xuất khẩu đi các nước, ông Phạm Hồng Tùng cho biết “Hiện hàng xuất khẩu là nhãn, chôm chôm, ổi. Chỉ riêng ổi, mỗi tháng chúng tôi xuất cả trăm tấn. Nhãn xuồng cơm vàng, chôm chôm... cũng là hàng xuất khẩu chính. Hàng xuất khẩu của chúng tôi qua đường hàng không và tàu chở containner, đang được xuất sang Dubai (UAE), Mỹ, châu Âu. Mỗi tháng cơ sở chúng tôi xuất khẩu từ vài chục đến vài trăm tấn, tùy đơn đặt hàng của doanh nghiệp nước ngoài. Về trái cây xuất khẩu, chúng tôi thu mua giá cao hơn giá thị trường trung bình 1.000-2.000 đồng/kg, nhưng hàng phải đẹp và theo tiêu chuẩn VietGAP. Hàng xuất khẩu chủ yếu bằng đường hàng không. Một số khác cũng đi bằng tàu container”.

Theo ông Phạm Hồng Tùng, hiện doanh nghiệp ông vẫn đóng hàng trái cây đi Trung Quốc bằng đường vận tải thủy, do thị trường này nhiều rủi ro nên doanh nghiệp này mở nhiều kênh xuất khẩu đi các nước khác. Giảm thiểu rủi ro và tìm hướng phát triển từ thị trường Âu, Mỹ, Trung Đông, có thể là một hướng làm ăn lâu dài của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

tung-ha-oi-xuat-khau-1-.jpg
Cơ sở Tùng Hà đóng thùng ổi xuất khẩu - Ảnh: Văn Kim Khanh

Tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc công ty cho biết: “Trước đây doanh nghiệp chúng tôi đóng hàng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là một thị trường lớn của nông sản Việt nhưng thị trường này nhiều rủi ro. Chính vì vậy, hiện chúng tôi làm hàng xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc... Đi các nước này thì ổn định hơn nhưng tiêu chuẩn của họ cũng khó hơn nhiều. Năm nay tình hình xuất khẩu trái cây sang các nước tốt hơn năm 2021, do dịch bệnh COVID-19 ở Mỹ, châu Âu giảm so với năm trước. Nhà máy chúng tôi vẫn chế biến các mặt hàng sầu riêng, xoài, nhãn, chôm chôm... xuất khẩu liên tục. Mỗi tháng, công ty xuất khẩu vài chục hoặc vài trăm tấn tùy vào số lượng từ khách đặt hàng. Thị trường chính hiện nay là Mỹ, châu Âu, Úc, Đài Loan, Nhật Bản...”.

global-gap-chanh-thu.jpg
Doanh nghiệp Chánh Thu được cấp bằng chứng nhận GLOBALGAP - Ảnh: TL

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thu, trước sau gì chúng ta cũng phải đến với thị trường nhiều nước, những quốc gia có tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cao như các nước châu Âu, Mỹ, Nhật... Vì vậy không chỉ doanh nghiệp mà nông dân cũng phải đi theo hướng sản xuất hàng để xuất khẩu. Có như vậy, nông sản Việt mới đi xa được. Doanh nghiệp Chánh Thu đã phấn đấu đạt chuẩn GLOBALGAP.

Xung quanh vấn đề hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GLOBALGAP, TS Bùi Thanh Liêm, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách cho rằng: “Hiện chúng tôi triển khai nhiều mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, phổ biến kiến thức VietGAP và GLOBALGAP cho nông dân. Những doanh nghiệp thu mua hàng nông sản chế biến xuất khẩu thường phải kết hợp với các địa phương, nông dân để ký kết hợp đồng sản xuất thu mua, chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, khi đi vào từng thị trường cụ thể theo tiêu chuẩn của họ, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trái cây nông sản phải nắm được để giảm thiểu rủi ro khi đưa hàng đi các thị trường mới, thị trường khó tính.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tìm hướng đi khác cho nông sản Việt Nam