"Trong tên ông Ban Ki-moon, chữ Ban đó là âm Hàn Quốc, nhưng chữ Hán cũng là chữ Phan của mình".

Tìm 'lời giải' cho lưu bút của ông Ban Ki-moon tại nhà thờ dòng họ Phan Huy

Một Thế Giới | 02/11/2015, 05:20

"Trong tên ông Ban Ki-moon, chữ Ban đó là âm Hàn Quốc, nhưng chữ Hán cũng là chữ Phan của mình".

Việc tháng 5 vừa qua, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon về thăm nhà thờ họ Phan Huy ở xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội và ghi lưu bút, có đoạn "là một người con của dòng họ Phan...", khiến dư luận đặt câu hỏi liệu ông có phải là hậu duệ của dòng họ Phan Huy hay không?
Trao đổi với PV về mối hoài nghi trên, tiến sĩ Lý Xuân Chung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cho biết: "Trong tên ông Ban Ki-moon, chữ Ban đó là âm Hàn Quốc, nhưng chữ Hán cũng là chữ Phan của mình. Và họ Phan ở Hàn Quốc cũng là một dòng họ lớn. Nhưng gốc gác thế nào thì phải nhờ các nhà nghiên cứu bên Hàn Quốc. Bên đó có một hội nghiên cứu về tộc phả. Người ta sẽ truy tìm. Chứ còn ông ấy ghi thế thì biết vậy. Thế cũng tự hào rồi, vui rồi vì rõ ràng là có sự tôn trọng dòng họ Phan. Có thể ông ấy chỉ nói chung chung là họ Phan thôi. Ở Hàn Quốc có một hội nghiên cứu gia phả rất mạnh. Vì thế, nếu muốn khẳng định gốc gác phải truy tìm bên đó. Và nếu có suôn sẻ cũng phải mất vài năm".
Để làm rõ thêm thông tin, PV đã phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Ngọc Nhuận - người dịch gia phả dòng họ Phan Huy sang quốc ngữ. Ông Nhuận đã nghỉ hưu 10 năm nay, trước đây công tác tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Ông Nhuận cho biết: "Bản dịch gia phả khoảng vào chục trang, nói về mười mấy đời của dòng họ. Tôi đã dịch hết bản gia phả đó".
Trong bản gia phả ông dịch, có thông tin nào cho thấy có một người nào đó trong dòng họ có thể lưu lạc sang nước ngoài và lập nghiệp ở đó không, thưa ông? Hoặc giả, họ có nói đến người con nào mất tích không?
Không, trong gia phả không thấy nói đến chuyện đó.
Nhà sử học, nhà bách khoa thư Phan Huy Chú, theo một số tài liệu thì cũng không phải là người được triều đình trọng dụng. Lý do là vì ông liên quan đến nhà Tây Sơn. Không rõ với lý lịch như thế thì có ai trong dòng họ, hay đời nào đó về sau bị ảnh hướng đến mức phải trốn đi, và không ghi trong gia phả không?
Đời Phan Huy Ích thì theo Tây Sơn. Nhưng đến đời Nguyễn thì Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú cũng được đối xử bình thường. Dòng họ cũng có những ông làm quan, cũng đi sứ. Dòng họ đó đi sứ rất nhiều. Cũng có thơ văn với sứ giả nước ngoài.
Nhưng cũng có thể, trong dòng họ có ông bỏ đi vì sợ nhà Nguyễn sẽ trả thù. Thực tế là nhà Nguyễn có trả thù, nhưng với những nhân vật chính của triều Tây Sơn. Còn quan kiểu sĩ phu Bắc Hà dù sao cũng sử dụng. Thậm chí Nguyễn Gia Long còn cho Phan Huy Ích ra để hỏi về quan hệ bang giao giữa mình với triều Thanh. Dù sao, cũng có thể có người sợ bị trả thù, nên vẫn có thể có nhánh nào đó của dòng họ Phan Huy có người bí mật trốn đi. Nhưng cái này phải có tư liệu gia phả từ bên kia (Hàn Quốc - NV).
Trinh Nguyễn/ Thanh Niên
>> Chủ nhân mới của biệt thự cổ 35 triệu đô là một nữ doanh nhân 8X? 
>> Cuộc chơi liều lĩnh của Trung Quốc khi xây đảo nhân tạo phi pháp
>> Cường Đôla được nhiều người ủng hộ khi có người yêu mới 
>> Đằng sau chuyện Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon đến thăm nhà thờ dòng họ Phan
>> Á khôi xinh như hoa bị chỉ trích vì cho ôm thuê giá 5.000 đồng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội
12 giờ trước Theo dòng thời sự
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tìm 'lời giải' cho lưu bút của ông Ban Ki-moon tại nhà thờ dòng họ Phan Huy