Các chuyên gia cho rằng công ty cầm đồ hoặc các hình thức cho vay phi pháp như tín dụng đen đang chiếm thị phần cho vay tiêu dùng rất lớn tại Việt Nam, có thể chiếm tới 70%.

Tín dụng đen, công ty cầm đồ đang rầm rộ hút khách

tuyetnhung | 27/04/2017, 12:09

Các chuyên gia cho rằng công ty cầm đồ hoặc các hình thức cho vay phi pháp như tín dụng đen đang chiếm thị phần cho vay tiêu dùng rất lớn tại Việt Nam, có thể chiếm tới 70%.

Chưa có số liệu chính xác

Tín dụng đen, công ty cầm đồ đang chiếm thị phần lớnlà thông tin được các chuyên gia đưa ra trong buổi Tọa đàm thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam ngày 25.4 vừa qua.

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Quản trị kinh doanh, thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam hiện có sự tham gia chủ yếu của 3 nhóm gồm ngân hàng thương mại chiếm 87%, công ty tài chính 12%, các công ty Fintech (công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính) chiếm 1%. Ngoài ra còn các hình thức vay phi chính thức khác như họ, hụi, tín dụng đen...

TSNguyễn Thùy Dung, đại diện Viện Quản trị kinh doanh cho biết trong năm 2016, lĩnh vực được khách hàng tập trung vay nhiều là vay mua điện thoại, xe máy, máy tính trả góp với các khoản giải ngân dưới 40 triệu đồng. Hình thức cho vay cũng đổi mới hơn khi cho vay tiền mặt qua bảng lương, theo hóa đơn tiền điện, giấy phép đăng ký kinh doanh...

Các chuyên gia cho rằng một thị phần rất lớn vay tiêu dùng tại Việt Nam đang nằm ở những công ty cầm đồ hoặc các hình thức cho vay phi pháp như tín dụng đen. Tuy nhiên, hiện chưa có số liệu chính xác cho 2hình thức cho vay trên, nếu có cũng chỉ bằng 1/10 thực tế.

Trong khi đó, PGS-TSHoàng Văn Hải, Viện trưởng Viện Quản trị kinh doanh cho biết tỷ lệ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam hiện chỉ chiếm 5-10% trên tổng dư nợ tín dụng, trong khi con số ở các nước phát triển là khoảng 40-50%. Tín dụng ngầm vẫntồn tại và thu hút nhiều người dân tham gia.

Lãi suất cao vẫn đông khách

Có một thực tế là dù mức lãi suất cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính rất cao nhưng vay tiêu dùng vẫn "đắt khách như tôm tươi". Các lĩnh vực được tập trung vay nhiều nhất là vay mua điện thoại, xe máy, máy tính trả góp...

TS Nguyễn Thùy Dung cho biết mức lãi suất cho vay hiện dao động trong khoảng1,46 - 1,6%/tháng, có nơi cao hơn. Đây là mức lãi suất cho vay tiêu dùng khá cao nhưng vẫn rất hútkhách

Các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển, với sự cạnh tranh ngày càng cao do nhiều công ty tài chính được thành lập nhưng lãi suất vay vốn tại các công ty tài chính vẫn cao, do chi phí hoạt động cao.

Bên cạnh đó, các công ty này thường gặp khó khăn về nguồn vốn, mặc dù đã được phép phát hành chứng chỉ tiền gửi. Hơn nữa, dù theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, các công ty tài chính được tự do quyết định lãi suất, đối tượng, thời gian vay vốn nhưng lại chưa có nguồn cung cấp dữ liệu khách hàng chính thống để các công ty này có những quyết sách phù hợp, đảm bảo an toàn vay.

Nhà đầu tư ngoại rót 49% vốn vào công ty tài chính Việt

Nhận định về tiềm năng phát triển của thị trường cho vay tiêu dùng, một số chuyên gia cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, kết nối người cho vay và người đi vay theo công nghệ mới, không cần đến các điểm giao dịch. Cho vay ở các công ty tài chính và các công ty Fintech sẽ bùng nổ mạnh mẽ.

Ước tính, thị trường này sẽ lên đến 15 tỉ USD/năm và chủ yếu đến từ thị trường mục tiêu với khoảng 30 triệu người ở độ tuổikhoảng 29-50 tuổi.

Ông Hoàng Minh Tuấn, Trưởng phòng pháp chế Công ty tài chínhNgân hàng Quân độicho biết thị trường tài chính Việt Nam hiện là mảnh đất màu mỡ, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Gần đây, các nhà đầu tư Nhật Bản, Mỹ, Úc... đang đổ nhiều vốn, thậm chí có nhà đầu tư rót 49% vốn vào các công ty tài chính Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng tài chính tiêu dùng ở Việt Nam chưa có hành lang pháp lý rõ ràng nên các nhà đầu tư nước ngoài thấy đây là mảnh đất màu mỡ. Họ có thể đầu tư ngắn hạn, có thể chỉ cần hoạt động 20 năm, sau khi thu thập kinh nghiệm về thị trường, văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam thì họ có thể lập công ty 100% vốn nước ngoài.

Ông đề xuất cần có hành lang pháp lý rõ ràng đối với các công ty tài chính, nhất là quy định liên quan đến hệ thống mạng lưới. Theo quy định, các điểm giới thiệu công ty tài chính phải gắn với nơi cung cấp sản phẩm dịch vụ, phù hợp với mua bán trả góp các sản phẩm, còn với dịch vụ cho vay thì tiền mặt sẽ là chuyện khó với công ty tài chính mới. Những công ty mới thành lập nếu chưa đáp ứng về mạng lưới, vô hình trung có thể hình thành những hệ thống hoạt động chui, khó kiểm soát được.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tín dụng đen, công ty cầm đồ đang rầm rộ hút khách