Khi nghị quyết ES-11/1.6 được đưa ra thì có thể hiểu trong quan điểm của các nước phương Tây là cuộc chiến đã đến lúc kết thúc được rồi. Nga cũng có vẻ muốn kết thúc cuộc chiến sau khi hài lòng với những gì mà họ đạt được.

Tín hiệu đáng lo ngại cho Tổng thống Zelensky tại cuộc bỏ phiếu ở LHQ khi phương Tây muốn đặt dấu chấm hết

T.A | 15/11/2022, 06:15

Khi nghị quyết ES-11/1.6 được đưa ra thì có thể hiểu trong quan điểm của các nước phương Tây là cuộc chiến đã đến lúc kết thúc được rồi. Nga cũng có vẻ muốn kết thúc cuộc chiến sau khi hài lòng với những gì mà họ đạt được.

Ngày 14.11 Đại hội đồng LHQ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết ES-11/1.6 “Xúc tiến các biện pháp khắc phục và bồi thường cho sự tấn công đối với Ukraine” do các nước phương Tây đề xuất và ủng hộ.

Việc phân tích về các lá phiếu và sự dịch chuyển là công việc rất thú vị nhưng không vì thế mà bỏ qua điều quan trọng: tên của Nghị quyết. Tên chính thức của nó được các nước phương Tây đưa ra Đại hội đồng là: “Xúc tiến các biện pháp khắc phục và bồi thường cho sự tấn công đối với Ukraine”.

Như vậy thì trong quan điểm của các nước phương Tây là đã đến lúc bắt tay vào việc khắc phục và bồi thường cho Ukraine. Tại sao trong suốt gần 9 tháng qua kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, nghị quyết này lại không đưa ra? Phải chăng là vì việc khắc phục và bồi thường không thể tiến hành khi cuộc chiến còn đang tiếp diễn.

Còn giờ, khi nghị quyết được đưa ra thì có thể hiểu trong quan điểm của các nước phương Tây là cuộc chiến đã đến lúc kết thúc được rồi. Nga cũng có vẻ muốn kết thúc cuộc chiến sau khi hài lòng với những gì mà họ đạt được. Việc Nga chủ động rút bỏ khỏi thành phố Kherson và các vùng tả ngạn sông Dnieper rồi phá cầu đã cho thấy nhiều điều.

Về mặt chiến thuật, hành động này giúp Nga bảo vệ lực lượng gặp khó khăn về tiếp ứng hậu cần nếu “cố đấm ăn xôi ở lại”. Nếu Nga không rút sớm thì lực lượng tại thành phố Kherson có thể bị bao vây không còn đường rút khi các cây cầu dể bị hệ thống vũ khí của Ukraine đánh sập. Còn khi Nga rút về bên kia sông thì việc tiếp tế hậu cần rất dễ dàng và họ còn có thêm con sông phía trước làm công sự tự nhiên ngăn đà tấn công của Ukraine. Đây là điều mà chính chuyên gia trên Guardian cũng ca ngợi là hành động khôn ngoan.

Còn về mặt chiền lược, Nga đã hài lòng với việc sáp nhập 4 tỉnh với phần lớn diện tích của những khu vực mà họ cho là "vùng đất có lịch sử thuộc về Nga". Riêng tỉnh Kherson thì hơn 70% diện tích bờ đông sông Dnieper đã thuộc về Nga. Việc Nga chủ động di dân từ tháng 10 cho thấy họ không thiết tha lắm với việc sa lầy vào cuộc chiến bên hữu ngạn trong bối cảnh bất kỳ việc leo thang chiến tranh nào đều vô cùng tốn kém.

Đồng thời, việc Nga rút khỏi Kherson cũng để cho phương Tây thấy họ không muốn mở rộng cuộc chiến thêm nữa nên đây có thể là lúc hai bên bước vào bàn đàm phán. Ngay vào hôm qua, Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận việc phái đoàn Nga và Mỹ đã bí mật gặp mặt ở nước họ và đây có lẽ là lần đầu tiên hai bên chịu gặp gỡ riêng để giải quyết tình hình. Suy cho cùng thì việc Nga rút khỏi Kherson ngay trước thời điểm bầu cử giữa kỳ ở Mỹ cũng là một món quà cho chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Nga và Mỹ muốn dừng chiến nhưng có thể Ukraine thì không. Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky sau khi được báo cáo về những chiến thắng liên tiếp gần đây đã tuyên bố muốn thu hồi các lãnh thổ bao gồm cả bán đảo Crimea.

Hôm 25.10, ông Zelensky tuyên bố: "Mọi thứ bắt đầu với Crimea. Giải phóng Crimea có nghĩa là khôi phục hòa bình thực sự. Sự gây hấn của Nga sẽ bị xóa sổ tận gốc khi lá cờ Ukraine trở lại đúng vị trí tại các thành phố và làng mạc của Crimea. Crimea phải được giải phóng khỏi sự kiểm soát của Nga. Chỉ khi đó, thế giới mới cảm thấy rằng sẽ không còn tổn thất nào nữa và mọi người sẽ cảm thấy rằng thế giới đang trở nên an toàn hơn".

Nhưng trong chiến tranh hiện đại thì vũ khí vô cùng quan trọng dù thời gian qua, quân đội của Ukraine đã chiến đấu rất tốt. Chính Tổng thống Zelensky khi đến thị sát Kherson hôm qua cũng cảm ơn NATO và các đồng minh khác vì đã hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Theo ông, các tổ hợp pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Mỹ viện trợ đã tạo ra khác biệt lớn trên chiến trường.

uk2.jpg
Bản đồ ngày 10.11.2022 với vùng đỏ tương ứng gần trăm ngàn cây số vuông đang thuộc Nga kiểm soát

Nếu phương Tây cho rằng đã đến lúc cuộc chiến cần khép lại, nguồn vũ khí viện trợ sẽ giảm dần, các vũ khí tấn công sẽ không bao giờ đến nơi thì thật khó cho Ukraine. Muốn khôi phục lại bản đồ như trước tháng 2 năm nay đã khó chứ không nói gì đến khôi phục bản đồ trước 2014.

Bài liên quan
Dự thảo của Nga được LHQ thông qua cho thấy "không dễ cô lập Nga" như phương Tây nghĩ
Việc phương Tây dùng diễn đàn LHQ để cô lập Nga không hề đạt được kết quả như họ mong đợi. Điều này đã được chính Time của Mỹ thừa nhận vào tháng trước khi có bài “Cuộc bỏ phiếu tại LHQ cho thấy Nga không bị cô lập như phương Tây tưởng tượng".

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm
2 giờ trước Sự kiện
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 (ASEAN Future Forum - AFF 2024) diễn ra vào ngày 23.4 tại Hà Nội. Đây là sáng kiến của Việt Nam, thể hiện sự chủ động thúc đẩy, duy trì và nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tín hiệu đáng lo ngại cho Tổng thống Zelensky tại cuộc bỏ phiếu ở LHQ khi phương Tây muốn đặt dấu chấm hết