Một thống kê cho thấy, mỗi năm có khoảng 30.000 người Nhật tìm đến cái chết do bế tắc cuộc sống và không muốn làm phiền xã hội. Và rất nhiều người, đã chọn núi Phú Sĩ để kết thúc cuộc sống. Nguyên nhân gây ra vấn nạn này do đâu?

Tinh thần Samurai và hàng vạn cái chết mỗi năm của người Nhật

CTV Nguyễn Minh | 08/07/2016, 10:34

Một thống kê cho thấy, mỗi năm có khoảng 30.000 người Nhật tìm đến cái chết do bế tắc cuộc sống và không muốn làm phiền xã hội. Và rất nhiều người, đã chọn núi Phú Sĩ để kết thúc cuộc sống. Nguyên nhân gây ra vấn nạn này do đâu?

100 người Nhật tìm đến cái chết mỗi ngày vì...tinh thần võ sĩ đạo!

Có hai điều mà tôi biết về nước Nhật trước khi đặt chân lên đất nước này, thứ nhất đây là quốc gia đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này lãnh chịu hai quả bom nguyên tử vào năm 1945; thứ hai, đây là quốc gia có nền kinh tế phát triển bật nhất thế giới. Tuy nhiên, lẫn khuất trong những điều mà cả thế giới biết, nước Nhật đang đứng trước một thảm cảnh tụt giảm về dân số khi tỉ lệ sinh không tăng mà ngược lại nó đang giảm sút nghiêm trọng khi hàng năm, có hơn 30.000 người, tức mỗi ngày có trên dưới 100 người đã tìm đến cái chết và trở thành một trong những đất nước có người tự tử cao vào loại hàng đầu thế giới!

Ông Takashima, một người đàn ông Nhật 60 tuổi mà tôi gặp trong chuyến đi này cho biết, không giống như nhiều nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta, đối tượng tự tìm đến cái chết thường là người trẻ, thiếu suy nghĩ dẫn đến hành động dại dột, người tìm đến cái chết ở Nhật đủ thành phần xã hội và đủ mọi lứa tuổi.

Từ các cô cậu học sinh còn ở tuổi vị thành niên cho đến những ông bà lão ngoại tuổi thất tuần.“Vì sao có nhiều người Nhật lại tìm đến cái chết như vậy?”. Sau một chút suy nghĩ, ông Takashima đáp: “ Có lẽ nó xuất phát từ cái tinh thần đã giúp cho người Nhật vượt qua khó khăn sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc về kinh tế - tinh thần samurai – tức tinh thần võ sĩ đạo huyền thoại”.

Để minh chứng cho phát ngôn của mình, ông Takashima đưa ra dẫn chứng về trường hợp đôi vợ chồng già hàng xóm của mình, những người đã chọn cái chết vào mùa đông năm ngoái.

Cũng giống như nhiều người già ở nước Nhật, sau khi về hưu, vì không muốn làm phiền con cái, ông bà Y. thuê một căn phòng nhỏ ở ngoại ô thành cổ Osaka để sống (ở Nhật đa số người dân ở nhà thuê vì số tiền bỏ ra để sở hữu một căn nhà riêng là rất lớn và hiếm có ai đủ khả năng tài chính để làm việc đó - PV). Cuộc sống của ông bà cứ thế lặng lẽ trôi qua với số tiền trợ cấp hưu trí của chính phủ cho đến mùa đông năm ngoái, khi mà nhiệt độ ở khu vực ông bà sống hạ thấp bất thường. Điều này khiến cho nhu cầu sử dụng nhiên liệu để sưởi ấm gia tăng đáng kể. Số tiền hưu trí hạn hẹp, không muốn làm phiền con cái, ông bà Y. quyết định dùng chút khí gas còn lại để cùng nhau tìm đến cái chết. Khi phát nhân viên thu tiền điện phát hiện thì ông bà Y. đã chết nhiều ngày trước đó, bên cạnh thi thể là một bức thư tuyệt mệnh và một số tiền Yên tương đương 2 ngàn đô-la Mỹ. Trong thư tuyệt mệnh, ông bà Y. ghi rất rõ, mọi người hãy số tiền này dùng để hỏa táng cho mình và trả công cho những người làm công việc đó, tuyệt đối không dùng tiền của bất kỳ ai, kể cả con cái mình cho hậu sự của mình. Cuối thư, ông bà cũng không quên cám ơn và xin lỗi vì đã làm phiền con cái, hàng xóm và nhà chức trách. Phải chăng, đây chính là một phần trong cái tinh thần Samurai huyền thoại của người Nhật!

Một trường hợp khác cũng bi kịch không kém (với người Việt, hành động này được xem là bi kịch song người Nhật không bao giờ nghĩ thế - PV) và nó cũng xảy ra không lâu trước khi tôi đặt chân đến nước Nhật. Người kể cho tôi nghe lần này là cô Kim Yến, một Việt kiều Nhật và người chọn cho mình cái chết là bạn của chị. Ngoài người bạn của Kim Yến, trong “chuyến ra đi” lần đó còn có cha mẹ già của anh. Trong thư tuyệt mệnh để lại, anh cho biết mình vừa bị mất việc, không muốn làm phiền bạn bè nên anh và cha mẹ quyết định chọn cái chết. Và cũng như trường hợp trên, cuối thư người đàn ông này cũng không quên gửi lời xin lỗi vì đã làm phiền mọi người.'

Hai mặt thần thánh và tử thần của núi Phú Sĩ

Với người Nhật, nước Phú Sĩ một mặt được xem là ngọn núi thiêng, biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng của dân tộc, song đồng thời nó cũng là biểu tượng sự chết chóc, bởi mỗi năm, có hàng ngàn trong số hơn 30 vạn người Nhật tìm đến khu vực quanh chân núi này để kết thúc sự sống.

Anh Honda, người tài xế có nhiệm vụ đưa chúng tôi đi tham quan núi Phú Sĩ chợt cất lên một đoạn quốc ca nước Nhật! Thì ra, phía trước mặt anh núi Phú Sĩ đang hiện ra. Người hướng dẫn đoàn cho biết, với người Nhật núi Phú Sĩ được xem như là một biểu tượng thiêng liêng của người Nhật. Khi đối diện với nó, mỗi người Nhật đều có cách thể hiện sự kính trọng riêng và cất lên bài quốc ca là cách biểu hiện riêng của anh Honda. Với người Nhật, dù bận rộn với bộn bề công việc, hàng năm ít nhất một lần họ tìm đến núi Phú Sĩ, người trẻ thì leo lên, người già thì chỉ đứng nhìn và xem nó là một chuyến hành hương về vùng đất thánh.

Và phải chăng, chính sự linh thiêng đó đã tạo ra một khuôn mặt khác của núi Phú Sĩ – một gương mặt của tử thần!

Tài xế Honda (bên trái) cho biết hầu như năm nào anh cũng phải chứng kiết cảnh cảnh sát dọn dẹp thi thể người tự tử

Là một tài xế, thường xuyên đưa du khách đến tham quan núi Phú Sĩ, anh Honda cho biết, hầu như năm nào anh cũng được dịp chứng kiến cảnh cảnh sát dọp dẹp thi thể của những người tìm đến các cánh rừng dưới chân núi Phú Sĩ để kết thúc sự sống và hầu hết trong số đó chọn hình thức treo cổ. Do số lượng nhiều và hầu hết những người tìm đến cái chết chọn những nơi hẻo lánh để treo cổ nên cứ khoảng vài tuần đến một tháng, nhà chức trách lại một lần tổ chức truy tìm và dọn dẹp xác chết.

Nguyên nhân vì sao người Nhật lại chọn đến nơi này? Ông Takashima giải thích, một trong những lý do đầu tiên là vấn đề tâm linh. Người Nhật cho rằng, khi chết dưới chân núi Phú Sĩ linh hồn của họ sẽ được ngọn núi linh thiêng này che chở, kiếp sau sẽ thoát được khổ kiếp trần gian.

Bên cạnh đó, cũng có luồn ý kiến cho rằng, sở dĩ người Nhật tìm đến đây để treo cổ là do họ không muốn làm phiền mọi người, nhất là gia đình mình. Ông Takashima cho rằng, đây có lẽ là một trong những ý kiến được nhiều người đồng tình nhất. Bởi hầu hết trong số những người tự tử ở khu vực này, ngoài bức thư tuyệt mệnh với lời cảm ơn và xin lỗi người lo hậu sự cho mình, cộng với một khoản tiền làm phí hỏa táng ra hầu như, họ ít khi để lại giấy tờ hay thông tin về bản thân mình.

Trước khi thực hiện thao tác viết bài này, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện thông tin, cha mẹ con tin người Nhật bị phiến quân thuộc tổ chức khủng bố nhà nước hồi giáo IS sát hại gửi lời xin lỗi đến mọi người vì đã dành thời gian lo lắng cho con của họ mặc dù không cứu được. Với người Việt Nam, đây là chuyện rất bất thường song với người Nhật đây là một việc làm rất bình thường và trở thành bản chất rất riêng của người Nhật.

Sở dĩ tôi dẫn lại thông tin này là bởi, ở nước Nhật nếu như con cái của ai đó chọn giả pháp tự sát bằng cách lao đầu vào tàu cao tốt hay xe buýt hoặc cái chết của mình ảnh hưởng đến xã hội và cộng đồng thì ngoài việc xin lỗi ra, cha mẹ của người chết phải có trách nhiệm phải bồi thường cho nhà nước khoản tiền thiệt hại do hành động của con họ gây ra và thường là rất lớn. Và có thể, đó chính là nguyên nhân để những người này tìm đến những cánh rừng dưới chân núi Phú Sĩ linh thiêng?

Và trong khi tôi kết thúc bài viết này, nước Nhật vẫn đang trong cơn đau đầu về vấn nạn này - vấn nạn tử tự bởi tinh thần Samurai - tinh thần võ sĩ đạo huyền thoại của dân tộc mình.

Nguyễn Minh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tinh thần Samurai và hàng vạn cái chết mỗi năm của người Nhật