Người Pháp cho thấy họ là những người ở bên này chiến tuyến nhưng đã luôn tìm mọi cách giúp nước Nga thoát vòng kim cô cấm vận. Pháp đã trở thành mắt xích yếu nhất của liên minh cấm vận bao quanh nước Nga, chứ không phải là Đức, Nhật hay Italia.

Toan tính của Tổng thống Pháp khi nhanh chóng kết nối với Nga

01/06/2017, 05:34

Người Pháp cho thấy họ là những người ở bên này chiến tuyến nhưng đã luôn tìm mọi cách giúp nước Nga thoát vòng kim cô cấm vận. Pháp đã trở thành mắt xích yếu nhất của liên minh cấm vận bao quanh nước Nga, chứ không phải là Đức, Nhật hay Italia.

Pháp luôn đi tiên phong trong việc kết nối với Nga thời cấm vận

Trong cuộc họp báo kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Taormina, Sicily, Italia, Tổng thống Pháp Emmanual Macron đã phải lên tiếng thừa nhận tầm quan trọng của việc đối thoại với Nga trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng.

“Rất nhiều vấn đề quốc tế không thể được giải quyết mà không có Nga và tôi đang tìm kiếm những cuộc đối thoại với Moscow”, ông Macron cho biết.

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị G-7 Taormina 2017, Tổng thống Macron đã hiện thực hoá lời nói của mình bằng việc tiếp đón Tổng thống Putin vào ngày 29.5, khi nhà lãnh đạo Nga có chuyến thăm tới đất nước hình lục lăng, vốn đã bị hoãn vào tháng 10.2016.

Trong Hội nghị G-7 Taormina 2017, nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Pháp cho rằng cộng đồng quốc tế thực sự cần Nga tham gia vào việc giải quyết là tình hình tại Ukraine, tại Syria và điều đó đã được ông nhắc lại trong cuộc gặp với Tổng thống Putin diễn ra ở Versailles.

Kết quả hình ảnh cho picture putin and macron

Vị quốc khách đầu tiên của Tổng thống Macron là Tổng thống Putin chứ không phải lãnh đạo một quốc gia đồng minh của Pháp

Tại Hội nghị G7 Taomina 2017, các lãnh đạo nhóm G7 vẫn thống nhất việc trừng phạt đối với Moscow, việc áp cấm vận kinh tế đối với nước Nga phải được duy trì cho tới khi thỏa thuận Minsk được thực hiện nghiêm chỉnh.

Không trông chờ ở hành động của Kiev và Moscow, Tổng thống Macron khẳng định cần sớm tổ chức một buổi hội đàm của đại diện “Bộ tứ Normandy”, gồm Pháp, Đức, Nga và Ukraine để thảo luận tiếp về tình hình miền đông Ukraine.

Điều đó cho thấy người đứng đầu Điện Elysees đã rất sốt sắng trong việc đột phá vào quan hệ với nước Nga vốn đang bị bao vây bởi lệnh cấm vận của phương Tây.

Cũng nên nhắc lại rằng, năm 2014, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng đã trở thành nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên kết nối với Nga, sau khi Mỹ và đồng minh áp lệnh cấm vận Nga bởi “sự kiện Crimea”, bằng việc dừng chân bất ngờ tại Moscow vào ngày 6.12.2014.

Ngày 28.4.2016, Hạ viện Pháp đã thông qua một nghị quyết kêu gọi EU dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Liên bang Nga, đồng thời kêu gọi chính quyền Tổng thống Hollande chấm dứt việc cấm vận kinh tế đối với nước Nga.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017, cả ứng viên cực hữu Marine Le Pen lẫn ứng viên trung hữu Francois Fillon đều nhận định lệnh trừng phạt Moscow, cấm vận kinh tế Nga đã lỗi thời.

Thậm chí theo quan điểm của các nhà chính trị Pháp thì các tác giả của lệnh cấm vận nước Nga đang phải nhận đòn hồi mã thương bởi hiệu ứng tích cực từ Moscow và để cho Bắc Kinh trở thành ngư ông đắc lợi trong tình huống này.

Kết quả hình ảnh cho picture of putin and hollande at Moscow on Dec 6th, 2014

Cựu Tổng thống Hollande cũng là lãnh đạo phương Tây đầu tiên kết nối với Nga sau khi lệnh trừng phạt Moscow được áp đặt

Nay tân Tổng thống Macron đón vị khách quý đầu tiên kể từ khi ông trở thành chủ nhân Điện Elysees là nhà lãnh đạo Nga đương thời, chứ không phải là lãnh đạo một quốc gia đồng minh của Pháp.

Người Pháp cho thấy họ là những người ở bên này chiến tuyến nhưng đã luôn tìm mọi cách giúp nước Nga thoát vòng kim cô cấm vận. Pháp đã trở thành mắt xích yếu nhất của liên minh cấm vận bao quanh nước Nga, chứ không phải là Đức, Nhật hay Italia.

Có thể thấy rằng, chính quyền mới tại Paris đã rất thực tế khi nhìn nhận rất nhiều vấn đề quốc tế sẽ không thể được giải quyết và giải quyết có hiệu quả nếu vắng Moscow, mà việc cấm vận Nga đã gây ra điều đó.

Pháp chọn kết nối với Nga là cách tốt nhất để nâng cao vị thế trên bàn cờ chính trị thế giới

Sau khi nước Anh rời khỏi EU, Pháp trở thành cường quốc hạt nhân duy nhất trong EU và cũng là nước duy nhất của EU là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Đây là lợi thế rất lớn cho Pháp, song Đức đang là đầu tàu kinh tế của EU, vì vậy vị thế của Pháp trên bàn cờ chính trị thế giới sẽ không thể thay đổi, nếu Paris không thể biến lợi thế “2 duy nhất” của Pháp thành ưu thế. Mà để làm được điều đó, Paris phải có đột phá.

Về phía đồng minh bên bờ tây của Đại Tây Dương, nước Mỹ không phải là nơi để chính quyền mới của nước Pháp gởi gắm nhiều kỳ vọng, dù Tổng thống Trump vừa ngợi ca “chiến thắng vĩ đại” của Tổng thống Macron.

Liên minh Anh – Mỹ được cho là ưu tiên số một của Washington, vừa vì hiện tại và lịch sử có nhiều tương đồng, vừa vì quyền lợi có nhiều mối tương quan và dễ khai thác.

Kết quả hình ảnh cho picture of Merkel and Macron

Tăng cường quan hệ Pháp - Đức không tạo ra đột phá và nâng tầm cho nước Pháp trên vũ đài chính trị thế giới với lợi thế "2 duy nhất"

Pháp nằm trong EU là đối thủ của Mỹ trong “bộ ba 10.000 tỉ USD – Mỹ, EU, Trung Quốc”, khiến Paris sẽ khó khăn hơn trong việc đột phá về phía tây bởi nguyên tắc đồng thuận của EU.

Bế tắc trong Hiệp định Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa EU và Mỹ là rào cản rất lớn với Pháp khi chính quyền Trump chọn lợi ích Mỹ làm nền tảng chiến lược.

Pháp nằm trong cả EU và NATO nên Paris cũng bị kiềm chế rất lớn bởi “cơ chế kép” này, khiến Paris không thể biến lợi thế thành ưu thế. Đó cũng từng được xem là lý do Pháp rời khỏi bộ chỉ huy tiền phương của NATO trong 43 năm liên tiếp.

Khi Anh loại bỏ cái áo khoác EU, London được chủ động hơn trong khai thác mọi nguồn lực để hiện thực hoá giá trị của Brexit. Hiệu ứng tích cực từ xứ sở xương mù luôn gây bất lợi cho lục địa già và nước Pháp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Ukraine và Syria là nơi có Pháp có thể tạo ra đột phá trong quan hệ với Nga, bởi Moscow đang đóng vai trò quan trọng trong cả hai ván cờ này. Nhưng Paris chọn đột phá từ cuộc xung đột Ukraine là nhất cử lưỡng tiện.

Ván cờ Ukraine là nguyên nhân khiến phương Tây trừng phạt Moscow, cấm vận kinh tế Nga, vì vậy chỉ cần một động thái thực tế và tích cực với việc giải quyết vấn đề này, Paris sẽ tạo hiệu ứng tích cực theo cấp số nhân với Moscow.

Nhom bo tu Normandy van khong dat dot pha ve van de Ukraine - Anh 1

"Bộ tứ Normandy" là cơ chế thuận tiện cho Pháp - Nga kết nối trong vấn đề xung đột Ukraine

Mỹ cho thấy dường như đã muốn buông Ukraine, nên để “Bộ tứ Normandy” toàn quyền giải quyết vấn đề Ukraine. Trong “Bộ tứ Normandy”, vấn đề quyết định nằm ở Pháp và Nga, bởi sự tương đồng về vai trò và vị thế. Đức dù sốt sắng nhưng luôn phải nằm ở cơ chế +1.

Anh được cho là cũng chọn Ukraine để trở lại và dần chiếm lĩnh sân khấu chính trị thế giới thời hậu Brexit, nhưng vị thế và vai trò của London không thể so với Paris tại ván cờ này, bởi Pháp có nền tảng sức mạnh là EU. London cũng không thể so với Paris trong mức độ thân thiện với Moscow nên sẽ gặp khó hơn.

Có thể thấy rằng, nước Nga ngày càng đóng vai trò quan trọng trên vũ đài chính trị thế giới, điều đó một phần do nước Nga được Putin hồi sinh sức mạnh, một do chính các đối thủ giúp Moscow có được điều ấy khi luôn đưa Moscow vào thế đối nghịch.

Do đó, nước Pháp của Macron chọn đột phá vào quan hệ với Nga – đối thủ của phương Tây là một nước đi chuẩn xác trong việc nâng tầm cho mình trên bàn cờ chính trị thế giới.

Không những vậy, Tổng thống Macron chọn đột phá vào quan hệ với Nga còn là một cách lôi kéo lực lượng cử tri Pháp từng ủng hộ những đảng chính trị cực hữu và trung hữu vốn có quan điểm gần gũi với Nga, khi cuộc bầu cử quốc hội Pháp đang đến gần.

Nền đệ ngũ Cộng hoà tại Pháp đã chuyển cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của nền chính trị tại đất nước hình lục lăng sang một sự pha trộn giữa nguyên tắc chính trị Mỹ - tổng thống chế, và nguyên tắc chính trị Anh – đại nghị.

Tổng thống Macron hoàn toàn có thể đối mặt với việc phải “chung sống” với chính phủ không thuộc liên minh cầm quyền. Vì vậy, việc lôi kéo lực lượng ủng hộ những đảng chính trị “thân Nga” về phía mình là rất quan trọng và cần thiết cho việc thực thi quyền lực.

Như vậy, cả yếu tố đối nội lẫn đối ngoại đều cho thấy việc chính quyền mới tại Pháp chọn đột phá và nâng tầm quan hệ với Nga sẽ có thể mở ra chương mới cho quan hệ Pháp – Nga và một trang mới của lịch sủ nước Pháp sẽ được mở ra với vị thế và vai trò mới của Paris trên trường quốc tế.

Ngọc Việt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quy định siết việc phân lô bán nền: Hiểu sao cho đúng?
Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6 cho rằng quy định hạn chế phân lô bán nền chỉ áp dụng đối với dự án bất động sản, không áp dụng với đất cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tách thửa với mục đích cho/tặng, thừa kế, chuyển nhượng cho người khác.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Toan tính của Tổng thống Pháp khi nhanh chóng kết nối với Nga