Tổng thống Mỹ và giải Nobel hòa bình luôn là vấn đề tranh cãi, đặc biệt là với ông Trump – người luôn có những phát biểu mang tính khiêu khích cao trên facebook. Nhưng nếu bình tĩnh quan sát, việc trao giải Nobel hòa bình cho ông Trump là có cơ sở.

Tổng thống Donald Trump xứng đáng có giải Nobel hòa bình

15/09/2020, 12:05

Tổng thống Mỹ và giải Nobel hòa bình luôn là vấn đề tranh cãi, đặc biệt là với ông Trump – người luôn có những phát biểu mang tính khiêu khích cao trên facebook. Nhưng nếu bình tĩnh quan sát, việc trao giải Nobel hòa bình cho ông Trump là có cơ sở.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) chứng kiến lễ ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic (trái) và Thủ tướng Kosovo Avdullah Hoti (phải) tại Nhà Trắng ngày 4.9.2020

Đầu tuần trước, một nghị sĩ Na Uy đã đề cử ông Donald Trump cho giải Nobel Hòa bình năm 2021 vì đã giúp làm trung gian cho thỏa thuận giữa Israel và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), đây cũng là lần thứ hai nhà lập pháp này đề cử Tổng thống Mỹ.

Đó là vì sự đóng góp của ông ấy cho hòa bình giữa Israel và UAE. Đó là một thỏa thuận độc nhất vô nhị”, ông Christian Tybring-Gjedde, một thành viên quốc hội của Đảng Tiến bộ cánh hữu nói với Reuters.

Theo Reuters, Tybring-Gjedde cũng là người đã đề cử ông Trump cho giải thưởng năm 2019 vì những nỗ lực ngoại giao với Triều Tiên và cho biết ông cũng đề cử ông Trump trong năm nay vì việc Mỹ rút quân khỏi Iraq ngoài thỏa thuận giữa Israel và UAE.

Cách đây ít ngày, Magnus Jacobsson, một nghị sỹ Thụy Điển tuyên bố đã đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2021 cho chính quyền Tổng thống Trump và hai quốc gia châu Âu (Serbia và Kosovo) cho nỗ lực “hợp tác vì hòa bình và phát triển kinh tế, thông qua thỏa thuận hợp tác được ký kết tại Nhà Trắng”.

Năm ngoái, ông Trump nói rằng ông xứng đáng được trao Giải thưởng Nobel Hòa bình cho nỗ lực của mình liên quan tới Triều Tiên và Syria, nhưng ông phàn nàn rằng ông có thể sẽ không bao giờ có được vinh dự này.

Tổng thống Mỹ và giải Nobel hòa bình luôn là vấn đề tranh cãi, đặc biệt là với ông Trump – người luôn có những phát biểu mang tính khiêu khích cao trên facebook. Nhưng nếu bình tĩnh quan sát, việc trao giải Nobel hòa bình cho ông Trump là có cơ sở.

Nước Mỹ đã có 4 Tổng thống được giải Nobel hòa bình. Đó là Tổng thống Theodore Roosevelt năm 1906 vì đã có công “đàm phán hòa bình chiến tranh Nga-Nhật”; Tổng thống Woodrow Wilson năm 1920 với tư cách là “kiến trúc sư hàng đầu của Hội Liên Quốc”; Tổng thống Jimmy Carter năm 2002 vì “nỗ lực không mệt mỏi trong nhiều thập kỷ của ông để tìm ra giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột quốc tế” và đặc biệt là Tổng thống Barack Obama được trao giải năm 2009 – khi mới bước chân vào Nhà Trắng ờ vì những gì Ủy ban Nobel gọi là "những nỗ lực phi thường của ông nhằm tăng cường ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc".

Nhưng trong 2 nhiệm kỳ, người tiền nhiệm của ông Trump đã khiến khói súng bay khá nhiều tại Trung Đông và Bắc Phi. Tháng 3.2011 Mỹ cùng với đồng mình NATO đã quyết định can dự vào cuộc nội chiến Libya. Họ thành công trong việc lật đổ Gaddafi nhưng để lại Lybia một đống đổ nát mà đến giờ vẫn không gượng lại được. Sau này chính Obama phải thừa nhận đây là sai lầm tai hại nhất trong 8 năm cầm quyền của ông.

Trong nhiệm kỳ 2 của Obama, Trung Đông chìm trong khói lửa với sự lớn mạnh của phong trào IS. Tổ chức khủng bố này không chỉ chiếm đóng phần lớn lãnh thổ ở Syria và Iraq mà còn vươn vòi đến nhiều nước trên thế giới. Sức mạnh của Mỹ dường như bất lực với IS và đó là di sản mà Obama trao cho Trump.

Nếu thời điểm 2017 mà ai đó cho rằng cần trao giải Nobel Hòa bình cho Tổng thống Trump thì người ta nghĩ đó là chuyện tiếu lâm. Nhưng theo nhà báo Larry King, trong 4 năm cầm quyền cho thấy ông Trump ngoài mặt thì bốc đồng nhưng bên trong luôn có sự tính toán khôn ngoan và đã tránh được những cuộc chiến mới như các vị tiền nhiệm.

Tổng thống Trump hạn chế can dự vào các xung đột quốc tế. Còn khi Mỹ có liên quan, ông luôn chủ trương thương thuyết. Chỉ khi không thành công ông sẽ sử dụng sức mạnh một cách nhanh gọn, chính xác và không để bị sa lầy vào những cuộc chiến lê thê như các đời tổng thống trước.

Quay trở lại di sản IS mà Obama bất lực trao cho người kế nghiệm. Tính đến cuối nhiệm kỳ của tổng thống Obama 2016, IS đã thực hiện 140 cuộc tấn công khủng bố trên 29 quốc gia ngoài Iraq và Syria. Còn nhớ lúc tranh cử, ông Trump tuyên bố sẽ tiêu diệt IS nhanh chóng.

Dĩ nhiên là tuyên bố này bị ứng viên Hillary và báo chí cười chế nhạo. Nhưng chưa đầy 1 năm, lực lượng IS đã bị diệt gọn trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi bỏ trốn.

Đến tháng 10.2019 trong 1 cuộc truy lùng tận sào huyệt, Abu Bakr al-Baghdadi đã nổ bom tự sát, đặt dấu chấm hết cho nhà nước khủng bố IS một thời tung hoành đẫm máu ở khu vực Iraq, Syria, và nhiều nơi trên thế giới.

Về chuyện Iran, ông Trump từng khiến thế giới lo lắng khi rút khỏi Thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Iran. Động thái đó kích động Iran. Giữa cuối 2019 Iran có nhiều động thái gây hấn. Họ bắn rơi chiếc máy bay không người lái của Mỹ, bắt tàu chở dầu nước ngoài đi ngang eo biển Hormuz. Rồi căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq bị tấn công, 3 công dân Mỹ và Anh thiệt mạng.

Trước tình hình này, chiến tranh Vùng Vịnh tưởng như xảy ra đến nơi, nhưng ông Trump đã biết kềm chế, tránh vướng vào 1 cuộc chiến khi còn có thể. Nếu phải khai hỏa thì Mỹ chỉ tìm đúng mục tiêu để dập tắt ngòi nổ. Đầu năm 2020, tòa đại sứ Mỹ ở Irag bị tấn công bằng rocket. Mỹ trả đũa bằng việc bất ngờ bắn hạ viên tướng cứng rắn của Iran là Qasem Soleimani bằng 1 quả tên lửa chính xác đến từng centimet rót vào chiếc xe hơi chở Soleimani khi vừa ra khỏi phi trường Baghdad.

Nhiều người lo sợ chiến tranh bùng nổ, Iran sẽ trả thù. Thực tế là Iran trả đũa bằng hành động tượng trưng khi Iran bắn hơn 12 tên lửa đạn đạo nhắm vào ít nhất hai căn cứ của quân đội Mỹ và liên quân ở Iraq nhưng quan trọng là không ai thiệt mạng. Mỹ đạt được mục đích, Iran sau phải dịu đi và Mỹ vẫn tiếp tục tiến trình rút quân khỏi Trung đông như ông Trump đã hứa.

Ấn tượng nhất là vào tháng 8.2020 với Thỏa thuận hòa bình giữa Israel và UAE dưới sự bảo trợ của chính quyền Trump. Nhà báo Larry de King nhấn mạnh Đây là bước đột phá ngoại giao lịch sử không ai ngờ, mở ra hy vọng lớn về thời kỳ hòa bình cho lò lửa Trung đông từ bao đời nay - một chiến tích lừng lẫy mà nhiều đời tổng thống Mỹ vô phương khả thi. Tổng thống Trump và nội các xứng đáng nhận được điểm son lịch sử này.

Còn về Triều Tiên, khi bàn giao chính quyền, ông Obama đã tiên đoán rằng Trump sẽ đi đến chiến tranh với quốc gia hạt nhân này. Nhưng ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình đã 3 lần mặt đối mặt với nhà lãnh đạo Kim Jong-un và xóa bỏ tâm lý thù địch lớn giữa hai bên.

Với những dẫn chứng trên thì ông Trump xứng đáng được trao Nobel hòa bình hơn tiền nhiệm Obama. Lẽ nào Obama được trao Nobel hòa bình mà ông Trump thì không.

Anh Tú (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Donald Trump xứng đáng có giải Nobel hòa bình