“Chúng tôi đóng phí trong cả tiền xăng dầu, tiền đi đăng kiểm, BOT… thậm chí chúng tôi đang đóng phí suốt 12 tháng mỗi năm dù Chủ nhật, ngày lễ chẳng ai làm việc”, đó là lời chia sẻ của một doanh nghiệp vận tải tham gia tọa đàm về những pháp lý liên quan lĩnh vực vận tải hàng hóa.

TP.HCM: Doanh nghiệp vận tải lao đao vì quá nhiều phí giao thông

Hồ Phước Đông | 03/12/2016, 06:42

“Chúng tôi đóng phí trong cả tiền xăng dầu, tiền đi đăng kiểm, BOT… thậm chí chúng tôi đang đóng phí suốt 12 tháng mỗi năm dù Chủ nhật, ngày lễ chẳng ai làm việc”, đó là lời chia sẻ của một doanh nghiệp vận tải tham gia tọa đàm về những pháp lý liên quan lĩnh vực vận tải hàng hóa.

Chiều 2.12, Hiệp hội các doanh nghiệp vận tải TP.HCM đã có buổi tọa đàm về những vướng mắc pháp lý liên quan lĩnh vực vận tải hàng hóa.

Nhiều doanh nghiệp đã đưa rakiến nghị, bày tỏ quan điểm cho rằng có nhiều bất hợp lýtrong việc thu phí giao thông đối với phương tiện xe đầu kéo mà họ đang kinh doanh. Cụ thể, ông Đỗ Xuân Phú, Giám đốc Công ty vận tải Minh Liên cho biết một năm có 48 ngày nghỉ cuối tuần, chưa kể nhiều nơi cả ngàythứ 7 cũng không làm việc. Trong năm có nhiều ngày nghỉ lễ, Tết nhưng việc thu phí bảo trì lại không trừ đi những ngày này. Chủ doanh nghiệp này chia sẻ: “Hàng ngày, xe nổ máy là đóng phí, kể cả những ngàykhông kinh doanh vận tải vẫn đóng phí. Tôimong cơ quan chức năng có thể xem xét, giảm một phần phí cho chúng tôi”.

Các doanh nghiệp chia sẻ, các loại xe đầu kéo đang chịu phí bảo trì đường bộ 17.160.000 đồng tính chung cho 12 tháng. Việc tính chung 12 tháng này đang khiến doanh nghiệp chịu thiệt bởi trênthực tế, mỗi đầu xe vận tải trung bình một năm chỉ hoạt động khoảng 9 tháng (275 ngày), còn lại khoảng 90 ngày phải ngưng hoạt động do nhiều nguyên nhân như: xe nghỉ trong các ngày lễ, Tết, thứ 7, Chủ nhật, thời gian xe đậu để bảo trì, bảo dưỡng, xét xe… Đó làchưa kể đến việc doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngưng hoạt động, tạm ngưng lưu hành xe.

Nhiều bất cập khác cũng được nêu ra tại buổi tọa đàm này. Ví dụ nhưxe có trọng tải trên 30 tấn, nhưng đi vào khu vực cầu, cảng lại có cầu quy định xe dưới 30 tấn. Các doanh nghiệp đãđặt ra câu hỏi tại sao những nơi giao thông huyết mạch về vận chuyển hàng hóa lại có những cây cầu “gây khó” cho các nhà xe như vậy.

Luật sư Thái Văn Chung, Phó chủ nhiệm CLB Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp TP.HCM nhận định các doanh nghiệp đang chịu tình trạng phí chồng phí. Để hỗ trợ doanh nghiệp, CLB Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp thành phố đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT giảm mức phí bảo trì đường bộ đối với phương tiện vận tải hàng hóa bằng ô tô.

Trong đó, tập trung kiến nghị không truy thu phí bảo trì đường bộ đối với các phương tiện trong thời gian phương tiện không hoạt động. Ngoài ra, CLB cũng kiến nghị các cơ quan chức năng giảm phí BOT15% theo chỉ đạo của Chính phủ.

Hồ Đông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Doanh nghiệp vận tải lao đao vì quá nhiều phí giao thông