Ngày 25.4, Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai thực hiện khảo sát sự hài lòng của học sinh về bữa ăn bán trú và nhà vệ sinh trường học.

TP.HCM: Học sinh được quyền lên tiếng về nhà vệ sinh và bữa ăn bán trú

Tú Viên | 25/04/2023, 20:00

Ngày 25.4, Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai thực hiện khảo sát sự hài lòng của học sinh về bữa ăn bán trú và nhà vệ sinh trường học.

Nhằm đánh giá hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh trường học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trường học báo cáo kết quả triển khai công tác bán trú và vệ sinh trường học từ tháng 11.2022 đến hết tháng 3.2023.

Trong đó, trường học thực hiện khảo sát và thống kê kết quả khảo sát về sự hài lòng của học sinh đối với bữa ăn bán trú và nhà vệ sinh trường học. Cụ thể, mỗi đơn vị sẽ chọn ra 200 học sinh ở các khối lớp tham gia khảo sát. Nội dung các câu hỏi khảo sát xoay quanh việc đo lường mức độ hài lòng của học sinh đối với các yêu cầu an toàn, sạch sẽ, có thiết bị cơ bản của nhà vệ sinh trường học.

bepan-16.9.jpg
Giờ ăn bán trú của một trường tiểu học tại TP.HCM

Nếu học sinh có mức độ hài lòng chưa cao, các em có thể đóng góp ý kiến về tình trạng mùi, các yêu cầu về cung cấp nước sạch, xà phòng rửa tay cho học sinh. Riêng với câu hỏi về mức độ hài lòng đối với bữa ăn bán trú, học sinh có thể đóng góp ý kiến về khẩu phần, chất lượng món ăn, thực đơn các bữa ăn bán trú...

Song song đó, các cơ sở giáo dục thực hiện báo cáo trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo của TP.HCM (địa chỉ https://csdl.hcm.edu.vn/) thông tin về nhà vệ sinh trường học để làm cơ sở thống kê, đánh giá tình trạng hoạt động.

Từ nay đến ngày 5.5, các trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học báo cáo các nội dung nói trên về phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện. Sau đó, phòng GD-ĐT quận, huyện tổng hợp báo cáo và gửi về Sở GD-ĐT TP.HCM trước ngày 10.5.

Cùng với đó, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường cần tăng cường công tác y tế, vệ sinh môi trường để phòng, chống và ngăn chặn các bệnh lây truyền do nguồn nước không bảo đảm.

Nhà trường phải huy động đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên tham gia vệ sinh khuôn viên sân trường, thu gom rác thải xung quanh sân trường, vệ sinh khử khuẩn lớp học; lập kế hoạch duy trì các hoạt động bảo hành, bảo dưỡng công trình nước sạch, vệ sinh.

Các địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành giáo dục-y tế, huy động sự tham gia của phụ huynh trong việc giám sát công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, an toàn thực phẩm trong bữa ăn bán trú, vệ sinh trường học.

Sở GD-ĐT TP.HCM lưu ý đến khu vực nhà vệ sinh; phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh trong trường học nhằm bảo đảm sức khỏe cho trẻ em, học sinh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Học sinh được quyền lên tiếng về nhà vệ sinh và bữa ăn bán trú