Theo UBND TP.HCM, một số quy định về bảo vệ người tố cáo hiện chưa cụ thể và gây không ít khó khăn cho công tác bảo vệ người tố cáo.
Theo dòng thời sự

TP.HCM kiến nghị Chính phủ sớm ban hành hướng dẫn bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng

Tú Viên 27/08/2024 13:14

Theo UBND TP.HCM, một số quy định về bảo vệ người tố cáo hiện chưa cụ thể và gây không ít khó khăn cho công tác bảo vệ người tố cáo.

UBND TP.HCM vừa có báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 27 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Trong 5 năm qua, TP.HCM tiếp nhận xử lý 24.709 đơn thư tố cáo, tố giác, phản ánh, kiến nghị liên quan đến hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Trong đó, có 5 người yêu cầu được bảo vệ, chưa có trường hợp bị trả thù, trù dập; chưa có người đứng đầu bị xử lý do buông lỏng lãnh đạo, quản lý không làm hết thẩm quyền để xảy ra tình trạng người tố cáo, phản ánh, tố giác bị trả thù, trù dập.

hcm-1724729019838849298238.jpeg
Phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM-Ảnh: Thành ủy TP.HCM

Tuy nhiên, UBND TP.HCM cũng nhận xét, công tác bảo vệ người tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn một số tồn tại, hạn chế. Điều đó dẫn đến, cán bộ, đảng viên và người dân còn ngại đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; vẫn còn tình trạng nể nang, ngại va chạm trong việc góp ý, phê bình cán bộ, đảng viên vi phạm.

Các biện pháp bảo vệ người tố giác, tố cáo chưa cụ thể, thiếu hiệu quả nên chưa khuyến khích được sự chủ động của cán bộ, đảng viên và người dân trong việc tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Một số quy định về bảo vệ người tố cáo hiện chưa cụ thể, gây không ít khó khăn cho công tác bảo vệ người tố cáo.

Từ đó, UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể hóa các quy định nhằm bảo vệ người tố giác, tố cáo; người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Các cơ quan cần bổ sung và hoàn thiện các quy định về căn cứ, trình tự, thủ tục luân chuyển, điều động, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác, đánh giá và xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức theo hướng công khai, minh bạch. Điều này nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng kẽ hở trong các quy định để trả thù, trù dập, phân biệt đối xử và gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.

Pháp luật về lao động cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa và xử lý hành vi trả thù, trù dập và phân biệt đối xử đối với người tố cáo là người lao động.

TP.HCM kiến nghị nghiên cứu, bổ sung các quy định nhằm phòng ngừa và xử lý các hành vi trên. Cụ thể là việc sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính và ban hành nghị quyết về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, quy định cụ thể hình thức xử lý và xử phạt các hành vi vi phạm hành chính xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo.

UBND TP.HCM kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể hóa các quy định của Luật Tố cáo năm 2018 về bảo vệ người tố cáo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM kiến nghị Chính phủ sớm ban hành hướng dẫn bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng