Chiều 16.12, Đoàn kiểm tra, khảo sát số 1, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã TP.HCM giai đoạn 2023-2025 đã khảo sát tình hình sắp xếp tại các quận 4, 5, 6, 10, 11.
Theo dòng thời sự

TP.HCM sắp xếp 80 phường: Khó làm nhưng không gây ách tắc, phiền hà cho dân

Thuỷ Long 20:51 16/12/2024

Chiều 16.12, Đoàn kiểm tra, khảo sát số 1, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã TP.HCM giai đoạn 2023-2025 đã khảo sát tình hình sắp xếp tại các quận 4, 5, 6, 10, 11.

Trao đổi tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND quận 6 Lê Thị Thanh Thảo nhìn nhận, khó khăn chung của các quận là công tác cán bộ, quận phải trao đổi, gặp gỡ, chia sẻ với từng cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, đợt sáp nhập này nếu chỉ sáp nhập cơ học từ phường này vào phường khác thì dễ, nhưng quận có 1 phường tách làm 2, nhập về 2 phường khác nhau nên cần phối hợp nhịp nhàng của công chức.

Thượng tá Nguyễn Ngọc Vũ Vương, Phó trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an TP.HCM cho biết, báo cáo của các quận cho thấy băn khoăn chính là về 2 vấn đề: điều chỉnh thông tin cư trú và quản lý con dấu. Công an sẽ điều chỉnh đồng loạt dữ liệu dân cư tại các phường thuộc diện sáp nhập ngay khi Nghị quyết 1278/2024 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.

hoan-2-100258.jpg
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: H.V

Do vậy, người dân không cần làm thủ tục hành chính điều chỉnh giấy tờ. Những trường hợp nào thật sự cần thiết thì người dân nộp hồ sơ trước thời gian này để giải quyết nhanh hơn, nếu chưa cần thiết thì nộp hồ sơ sau ngày 1.1.2025.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nhìn nhận việc sắp xếp 80 phường ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt trong đời sống người dân, nhất là về thủ tục, giấy tờ. “Nếu làm không kỹ, không khéo hoặc làm đơn giản sẽ không dự đoán được hết vướng mắc khó khăn” - ông Hoan lưu ý.

Dù nhìn nhận việc sắp xếp 80 phường lần này là việc khó, song ông Hoan cho biết, TP.HCM đã có kinh nghiệm trước đây và thực tế các địa phương làm tốt, làm nhẹ nhàng, không để ách tắc, không để ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân. Lần này số lượng sắp xếp đơn vị hành chính lớn, nên trách nhiệm sở, ngành phải rõ ràng và phải hướng dẫn bằng văn bản cụ thể chứ không thể “ngồi cầm tay chỉ việc”.

Ông Võ Văn Hoan đề nghị không gây phiền hà, không gây ách tắc trong mọi hoạt động của dân. “Không để người dân bỏ chi phí, công sức” – ông Hoan nhấn mạnh và cho biết đây là nguyên tắc trong quá trình thực hiện, cán bộ phải luôn tìm cách chịu trách nhiệm, chứ không để người dân chịu.

“Chuyển đổi là chúng ta, người dân không muốn, vậy khi ta chuyển đổi thì ta phải phục vụ dân, không nên ép dân, buộc dân. Nếu cần thì phải trên cơ sở thuyết phục” – ông Hoan nhấn mạnh và nhắc lại việc chuyển đổi các giấy tờ thủ tục không thu một đồng phí nào của dân.

Trong việc chuyển đổi thông tin của dân, ông đề nghị các cơ quan phải làm từ bên trong và sở ngành phải có hướng dẫn rõ ràng, để các cơ quan sẵn sàng, đến khi người dân có nhu cầu thì có thể xử lý ngay, không để người dân phiền hà, mất nhiều thời gian.

“Khi người dân có nhu cầu nộp hồ sơ, chúng ta phải chuẩn bị trước xem cần cập nhật, bổ sung gì, có địa giới hành chính mới không, không để dân nộp hồ sơ, đợi mười mấy ngày xong mới phát hiện thay đổi phường rồi bảo dân bổ sung…” – ông Hoan hướng dẫn.

Phó chủ tịch TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết việc sắp xếp ảnh hưởng đến hơn 1.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; chạm đến quyền, lợi ích, tâm tư, tình cảm của cán bộ bình thường lẫn cán bộ có chức vụ.

Từ đó, ông Hoan đề nghị các địa phương tiếp tục tìm kiếm cách bố trí, giải quyết chính sách cho cán bộ dôi dư. Theo ông, để hỗ trợ cho cán bộ dôi dư có chính sách của Trung ương lẫn TP, dù chưa thỏa mãn nhưng đa dạng. Trong quá trình giải quyết cán bộ dôi dư, cần cân nhắc xem xét bố trí ở phường khác hoặc lĩnh vực đang có nhu cầu. Cố gắng linh hoạt để sử dụng cán bộ một cách tốt nhất.

Đối với trụ sở tài sản công, ông Hoan đề nghị sử dụng trụ sở, tài sản công dôi dư cho phù hợp, tận dụng hết sức phục vụ cho việc phát triển địa phương, không để bất kỳ tài sản công nào bị bỏ trống gây lãng phí.

Phó Chủ tịch TP.HCM nhấn mạnh, bộ máy cũ hoạt động đến hết ngày 31.12.2025 thì kết thúc, sau đó là nhiệm vụ của phường mới, bộ máy mới…

Bài liên quan
TP.HCM: Nhiều vi phạm trong quản lý đầu tư xây dựng tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng
Thanh tra TP.HCM đã chỉ ra nhiều vi phạm liên quan đến Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng trong quản lý đầu tư xây dựng tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM sắp xếp 80 phường: Khó làm nhưng không gây ách tắc, phiền hà cho dân