Chi nhánh Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tại TP.HCM (ACT-HCM) được thành lập nhằm hỗ trợ công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

TP.HCM: Thành lập chi nhánh Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam

Hồ Quang | 18/11/2020, 14:10

Chi nhánh Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tại TP.HCM (ACT-HCM) được thành lập nhằm hỗ trợ công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

Ngày 18.11, tại Hội trường Thống Nhất đã diễn ra Lễ công bố quyết định thành lập Chi nhánh Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tại TP.HCM. Đơn vị này có chức năng triển khai, phát triển, hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng.

tphcm-mo-trung-tam-chong-hang-gia-hang-nhai-hang-kem-chat-luong-hinh-anh(1).png
Trao quyết định thành lập Chi nhánh Trung tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam tại TP.HCM - Ảnh: PV

Ông Phạm Văn Thọ - Giám đốc Chi nhánh Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tại TP.HCM cho biết, hàng nhái, hàng giả là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội nhiều năm nay. Đáng lo ngại là tình trạng trên diễn biến ngày càng tinh vi hơn, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng điều tra, xử lý.

Do đó, nhiệm vụ chính của đơn vị cung cấp các dịch vụ chống hàng giả, hàng nhái, hỗ trợ dịch vụ bản quyền tác giả tác phẩm, sở hữu trí tuệ, mã số, mã vạch sản phẩm; tổ chức các hoạt động dịch vụ, truyền thông, tổ chức sự kiện, hội thảo, đào tạo nguồn nhân lực quản lý và thực hành cho doanh nghiệp; quảng bá doanh nghiệp trên website, trang thông tin điện tử và các báo đài liên quan...

Bên cạnh đó, đơn vị còn cung cấp cho doanh nghiệp các loại tem công nghệ cao; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp giám định, giám sát, để phân biệt hàng thật, hàng giả. Thực hiện quy trình áp dụng, ứng dụng công nghệ chống hàng giả trên sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp; phối hợp các cơ quan ban ngành hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hàng giả bảo vệ thương hiệu.

Trước đó, vào năm 2016, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam đã thành lập Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam với chức năng là nghiên cứu phát triển công nghệ, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, phương tiện để chống hàng giả, hàng nhái.

Đây cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ về lĩnh vực này. Thông qua việc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền thanh tra, trung tâm thực hiện công tác kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ việc thực hiện quy trình áp dụng, ứng dụng công nghệ chống hàng giả trên sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trung tâm còn có nhiệm vụ giám định, giám sát, ứng dụng khoa học - công nghệ để phân biệt hàng thật, hàng giả, phục vụ cho hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa. Từ ngày thành lập đến nay, trung tâm đã góp phần không nhỏ trong công tác chống hàng giả, hàng nhái trên khắp Việt Nam.

Bài liên quan
Sản xuất hàng giả nhộn nhịp là do chính quyền bảo kê hay không biết?
Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho biết, ở miền Bắc có một số địa điểm được coi là “tổ” của việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả như La Phù ở Hoài Đức, Thổ Trang ở Vĩnh Phúc… vẫn hàng ngày hoạt động nhộn nhịp giống như không hề có chính quyền địa phương, công an, quản lý thị trường làm nhiệm vụ ở đó vậy!

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Thành lập chi nhánh Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam