Trẻ bị xước móng rô rất phổ biến, nên nhiều cha mẹ chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu bệnh của nó.
Chúng ta thường phớt lờ hiện tượng xước móng rô ở trẻ vì cho rằng do trẻ nghịch ngợm gây ra xây xát. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ bị xước móng rô có thể là biểu hiện của một số bệnh mà cha mẹ cần biết để bổ sung dinh dưỡng cho con.
Thiếu vitamin C và acid folic. Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa, có tác dụng làm tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt canxi.
Trẻ bị xước móng rô là biểu hiện của bệnh gì?
Thiếu vitamin C còn có các triệu chứng đi kèm như: viêm lợi, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da; vết thương lâu lành. Trẻ sẽ mệt mỏi, biếng ăn, giảm sức đề kháng, thiếu máu…
Sự thiếu hụt acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (thiếu máu ác tính), có liên quan đến giảm số lương bạch cầu, làm chậm quá trình tái tạo mô và như vậy ảnh hưởng đến sự phát triển màng nhày ruột. Trẻ sơ sinh và nhũ nhi sự tăng trưởng có thể bị ảnh hưởng.
Về điều trị tình trạng xước măng rô cho trẻ, với nguyên nhân do thiếu hụt dinh dưỡng thì bạn cần điều chỉnh một chút chế độ ăn như: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dưa bở, rau cải, mùi tây, dâu tây…; các loại thực phẩm giàu acid folic như cá, các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, gan động vật ( gan gà, gan lợn); các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…).
Bị viêm da, nấm
Ngoài ra, trẻ bị xước có thể do bị viêm da, nấm da, bệnh Eczema, gây tổn thương phần da quanh móng tay, làm tổn thương gốc móng tay, làm xuất hiện những đường gờ ngang. Nếu ở dạng viêm nhiễm, ngoài những hiểu hiện trên, trẻ còn có thể bị ngứa.
Thói quen cắn móng tay
Ngoài ra, trẻ bị xước móng rô có thể do thói quen cắn móng tay. Thói quen cắn móng tay cũng gây nên tình trạng da tay bị rách nham nhở, cha mẹ cần giúp con loại bỏ thói quen xấu này.
BS Nguyễn Nghiêm trả lời trên báo Dân trí cho biết những dấu hiệu mẹ cần quan tâm khi trẻ bị xước móng rô:
- Các đốm trắng xuất hiện rải rác trên móng tay: Bé bị thiếu kẽm. Mẹ có thể cho bé ăn thêm tảo biển, rau ngót, cải bắp và các loại sò biển để bổ sung thêm kẽm cho bé.
- Móng tay bé có các vệt trắng ngang: Bé thiếu Protein. Mẹ nên bổ sung thêm thịt, cá, đậu tương để tăng cường protein cho bé.
- Móng tay bé rất dễ gãy: Bé đang bị thiếu vitamin A và Canxi. Nói chung, móng tay mỏng, dễ gãy là biểu hiện của thiếu các loại vitamin, vì vậy, mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng cho bé xem đã phù hợp chưa.
Mẹ nên cắt và dũa móng tay cho bé gọn gàng để tránh việc móng tay dài hoặc xước có thể làm xước da bé khi bé đưa tay lên mặt. |
Móng tay, móng chân tuy nhỏ bé nhưng lại là một trong những bộ phận rắn chắc nhất của cơ thể (cùng với răng, xương), giúp bảo vệ ngón tay của bé, bảo vệ mạng lưới mạch máu và thần kinh dày đặc ở đầu chi, làm tăng cường khả năng xúc giác cho bé. Móng tay, móng chân hồng hào chứng tỏ sức khỏe của bé đang tốt. Vì vậy, mẹ hãy chú ý chăm chút hơn cho móng tay của các bé.
Khánh Nguyễn/Theo phununews.vn