Sáng 23.6, tại trụ sở Hội Trọng tài Thương mại TP.HCM đã diễn ra một buổi hội thảo quan trọng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn.

Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp nhanh hơn tòa án

Ngọc Thạnh | 24/06/2018, 17:07

Sáng 23.6, tại trụ sở Hội Trọng tài Thương mại TP.HCM đã diễn ra một buổi hội thảo quan trọng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn.

Chủ trì buổi hội thảo có Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch hội, TS. Nguyễn Văn Toàn - Viện trưởng Viện khoa học phát triển nhân lực và tài năng (ITH), ông Trần Giang Khuê, Phó trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM.

Hội thảo tổ chứcnhằm hướng dẫn các doanh nghiệpvừa và nhỏ nắm và thực hiện các vấn đề pháp lý khi có xảy ra tranh chấp trong thương mại với đối tác trong và ngoàinước (bảo hộ thương hiệu trên thị trường quốc tế; kiện tụng về phá giá, bảo hộ sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ không đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý của quốc tế; cạnh tranh trên thị trường quốc tế; Vi phạm các điều khoản hội nhập mà Việt Nam đã ký với thế giới và các đối tác…).

Các đại biểu tại buổi hội thảo - Ảnh: Ngọc Thạnh

Nhiều lợi ích khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Khi giải quyết tranh chấp, trọng tài cho phép các bên được sử dụng kinh nghiệm của chuyên gia và điều này được thể hiện ở quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên. Các bên có thể lựa chọn một Hội đồng Trọng tài (HĐTT)dựa trên trình độ, năng lực, sự hiểu biết của họ về pháp luật thương mại quốc tế, về các lĩnh vực chuyên biệt như xuất nhập khẩu hàng hóa, sở hữu trí tuệ,LS. Nguyễn Văn Hậu cho biết.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch hội Trọng tài thương mại TP.HCM tại buổi hội thảo - Ảnh: Ngọc Thạnh

HĐTTdo các bên thỏa thuận lựa chọn hoặc được chỉ định để giải quyết vụ kiện nên các trọng tài viên theo vụ kiện từ đầu đến cuối. Họ có điều kiện nắm bắt, tìm hiểu thấu đáo các tình tiết của vụ việc nên khi các bên muốn hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, trọng tài có thể hỗ trợ các bên đạt tới thỏa thuận.

Một ưu thế quan trọng đối với các quyết định trọng tài có yếu tố nước ngoài là quốc tế phải công nhận. Thông qua một loạt các công ước quốc tế và đặc biệt Công ước New York năm 1958 (về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài), các quyết định trọng tài được công nhận và thi hành tại 142 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới.Tính trung lập, vô tư, khách quan và tính chuyên nghiệp giải quyết nhanh chóng, kịp thời của trọng tài viên. Với đặc thù là cơ chế giải quyết tranh chấp tư, thẩm quyền được hình thành dựa trên sự thỏa thuận của các bên, trọng tài luôn nhấn mạnh các tiêu chí vô tư, khách quan và trình độ của các trọng tài viên.

Tại Việt Nam, theo Nghị quyết số 01/2014 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, trọng tài có quyền giải quyết các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. Tuy nhiên, các tranh chấp trên chỉ được giải quyết bởi trọng tài nếu giữa các bên có thỏa thuận bằng văn bản dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc có thỏa thuận riêng hoặc dưới các hình thức khác như telegram, fax, telex, thư điện tử...

Do đó, Luật sư Nguyễn Văn Hậu lưu ý các doanh nghiệp khi thỏa thuận hợp tác cần suy xét kỹ lưỡng việc chọn tổ chức trọng tài thương mại và ghi rõ trong các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác thương mại, không nên ghi chung chung. Vì theo quy định, các nội dung không rõ ràng sẽ dẫn đến thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được khi đưa ra Trọng tài Thương mại để giải quyết tranh chấp. Các bên được quyết định số lượng trọng tài viên của HĐTT, cách thức chỉ định trọng tài viên, tiêu chuẩn trọng tài viên, thời gian giải quyết vụ tranh chấp, luật áp dụng, ngôn ngữ, địa điểm giải quyết vụ tranh chấp…

Tiết kiệm thời gian và tính bảo mật cao

"Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là cách giải quyết tranh chấp ngoài tòa án được pháp luật thừa nhận. Theo đó, các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp đến một trung tâm trọng tài để giải quyết theo quy định của Luật Trọng tài thương mại và tuân thủ phán quyết của trọng tài viên hay của HĐTT.

Hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài diễn ra liên tục nên tiết kiệm thời gian, chi phí và tiền bạc cho DN.Thực tế cho thấy, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường kéo dài tối đa là sáu tháng, trong khi đó giải quyết tranh chấp tại tòa có trường hợp kéo dài nhiều năm.

Luật Trọng tài các nước quy định thủ tục tố tụng trọng tài rất đơn giản, chủ yếu dựa trên thỏa thuận của các bên. Các bên được tự do thỏa thuận về toàn bộ quá trình tố tụng và các HĐTT có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng thỏa thuận đó. Trong khi tòa án khi xét xử phải tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm ngặt trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Phán quyết của trọng tài là chung thẩm nên có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp, không thể chống án hay kháng cáo. Việc giải quyết tại trọng tài chỉ diễn ra ở một cấp, đó cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với việc xét xử tại tòa án", Luật sư Hậu phân tích thêm.

Ngoài ra, nội dung tranh chấp được giữ bí mật, phán quyết của trọng tài không được công bố rộng rãi. Hầu hết quy định pháp luật về trọng tài của các nước đều thừa nhận nguyên tắc trọng tài xử kín nếu các bên không có thỏa thuận khác. Đây là một ưu điểm quan trọng bởi các DN không muốn các bí quyết, bí mật kinh doanh bị phơi bày công khai, điều mà các DN luôn quan trọng.

Việc xét xử tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo tính bí mật cao, vì vậy sẽ tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương đến mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có, trong khi việc xét xử công khai tại tòa án thường dễ làm cho các bên rơi vào thế đối đầu nhau với kết cục là một bên được thừa nhận như một người chiến thắng, còn bên kia thấy mình là kẻ thua cuộc

Ông Hứa Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Ưng đưa ra vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải - Ảnh: Ngọc Thạnh

Ông Hứa Văn Thành -Giám đốc Công ty TNHH Thiên Ưng, đưa ra trường hợp công ty của ông nhiều năm trước bị nột công ty khác nhái mẫu, nhãn, logo y chang. Sau đó khiếu nại tới Cục Sở hữu trí tuệ nhiều năm liền, mất thời gian nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm.Trong trường hợp tranh chấp này, trọng tài thương mại có giải quyết được không?

Ông Trần Giang Khuê -Phó trưởng Văn phòng đại diện Cục cho biết, liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền…, các đơn vị bị nhái có thể yêu cầu Cục hủy văn bằng đã cấp cho đơn vị bị cho là nhái mẫu, logo. Tuy nhiên phải chứng minh được nhãn hiệu, logo đó do mình làm ra. Bởi lẽ trong thực tế có trường hợp công ty A đã sáng chế ra mẫu mã, nhãn… nhưng chưa có thời gian hoặc không đi đăng ký sở hữu trí tuệ, sau đó công nhân của công ty đó nghỉ việc lập công ty khác rồi đi đăng ký làm của mình rồi dẫn đến tranh chấp. Vì vậy liênquan đến sở hữu trí tuệnên kiện ra tòa án hoặc nhờ trung tâm trọng tài thương mại giải quyết là biện pháp cuối cùng.

Ngọc Thạnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp nhanh hơn tòa án