Lâu nay, trường học được xem là thánh đường đạo đức, thành trì bảo vệ kỷ cương xã hội. Là nơi “Tu thân, tích kiến”; chuẩn bị vào đời. Ngay từ mẫu giáo, nhiều phụ huynh đã phải gởi con “nhờ các thầy cô dạy giúp” vì ở nhà, cháu được cưng chiều, rất khó dạy bảo.

Trường học hay chợ búa?

nguyễn văn mỹ | 08/05/2019, 05:58

Lâu nay, trường học được xem là thánh đường đạo đức, thành trì bảo vệ kỷ cương xã hội. Là nơi “Tu thân, tích kiến”; chuẩn bị vào đời. Ngay từ mẫu giáo, nhiều phụ huynh đã phải gởi con “nhờ các thầy cô dạy giúp” vì ở nhà, cháu được cưng chiều, rất khó dạy bảo.

Bên cạnh nếp nhà, bao nhiêu điều tốt đẹp, bao nhiêu kiến thức cuộc sống được thầy cô hết lòng truyền đạt. Nhiều em còn nghe lời thầy cô hơn cả cha mẹ. Ở mẫu giáo “Cô giáo như mẹ hiền”. Lên tiểu học “thầy cô là cha mẹ”. Tổ tiên mình từng khẳng định “Lương sư hưng quốc”. Thậm chí, thầy cô đứng trước cha mẹ trong mối quan hệ “Quân - Sư - Phụ”. Muốn đánh giá sự phát triển của các quốc gia, cứ nhìn vào chính sách giáo dục và sự đãi ngộ trí thức.

Ở miền Nam trước 1975, xã hội cũng nhiễu nhương nhưng các trường học vẫn đứng vững. Gần như không có bóng dáng tiêu cực, ngoài mấy vụ học sinh đánh lộn, thi thoảng có đâm chém nhau trước cổng trường. Tôi học trung học ở trường tỉnh, vào Sài Gòn học đại học. Cổng trường lúc nào cũng mở, xe đạp chẳng ai trông coi. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc là biết ngay sinh viên hoặc lao động, thầy cô và các ngành nghề khác.

Nhà trường bây giờ nhiễu nhương quá. Đủ thứ tiêu cực và cả tệ nạn. Quan hệ thầy - trò đảo lộn, quan hệ thầy cô - phụ huynh xuống cấp. Ngay mối quan hệ đồng nghiệp trong trường cũng rất phức tạp. Từ phụ huynh, học sinh cũ, cho đến người lạ đều ra vào hành hung cả học sinh lẫn thầy cô như chốn không người, dù trường nào cũng có bảo vệ. Lạ là những vấn đềgiáo dục không diễn ra trong các trường quốc tế tại Việt Nam. Phụ huynh nào có điều kiện thì gởi con "di tản" ra nước ngoài học cho an tâm. Số không đủ khả năng thì nín thở cho con họctrường quốc tế. Số đông học trường nhà nước, đành nhắm mắt chịu trận, lo cho con em mình đủ thứ, rồi tặc lưỡi “trời kêu ai nấy dạ”.

Có người bi quan đề nghị biến trường học thành lô cốt hoặc thành lũy, có tường cao hào sâu và gắn camera. Hoặc đưa võ tự vệ vào chương trình bắt buộc của ngành sư phạm. Bảo vệ nhà trường phải có đai hẳn hoi, có thể dạy thêm võ thuật trong trường như thầy cô các bộ môn khác. Trường nào có điều kiện thì lập luôn chốt công an. Trường học tốt nhất là cạnh đồn công an để ứng cứu kịp thời khi bị tấn công.

Mấy ngày nay, dư luận đang dậy sóng vì sự kiện “Trường Phổ thông Trung học ở Nghệ An” tưng bừng đón “Nhà báo quốc tế” tự phong. Nhà báo hay “nhà láo” này tự lo phông trang trí, quà lưu niệm cho đến quan chức, nhà báo thật. Nhà trường chỉ làm nền cho buổi lễ. Thật không hiểu nổi. Azit Nezin, tác giả “Những người thích đùa”, có sống lại cũng không thể tưởng tượng nổi. Một buổi học của mấy ngàn học sinh. Một buổi dạy và quản lý của hàng chục thầy cô. Cả thầy lẫn trò lố nhố đứng ngồi giữa mùa hè oi bức, mồ hôi nhễ nhãi để nhận 20 triệu mà còn phải cám ơn rồi tâng bốc người tặng. Chưa kể công sức, thời gian của mấy chục quan chức và nhà báo. Mọi thứ chỉ đáng 20 triệu???

Đáng buồn hơn, tiếp tay cho “nhà láo” là rất nhiều quan chức vô công rỗi việc. Đó là TS. Mai Đức Lộc - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi, Ủyviên BCH Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam - Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo - Hội Nhà báo Việt Nam; ông Tôn Thiện Phương - Tỉnh uỷ viên, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An; ông Trần Duy Ngoãn - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An; Đại tá Nguyễn Bá Thanh - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Bộ Công An; TS. Bùi Mạnh Hùng - Chánh văn phòng Viện pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu;ông Trần Đức Hoàng - Phó chánh văn phòng Viện Báo chí và Truyền thông cùng các phóng viên, nhà báo từ Trung ương đến địa phương của các quan báo chí, truyền thông đến dự và đưa tin.

Buổi lễ hoàng tránh như vậy mà khi vỡ lỡ mới té ngửa khi các “long trọng viên” đổ lỗi cho nhau. Người nào cũng bảo “tại thấy có người kia dự nên tin tưởng”. Trời ạ, lãnh đạo thật thà như vậy là cùng. Trên phong lễ ghi “Thạc sĩ Luật học, Tiến sĩ, Lê Hoàng Anh Tuấn, cựu học sinh khóa 1995-1998, Tiến sĩ Triết học danh dự từ Vương Quốc Anh 2018, Tổng Biên tập Tạp chí Chống tham nhũng và Hợp tác Quốc tế.”Thùng rỗng thì kêu to, trọc phú mới thích khoe của, ngu dốt mới khoái khoe bằng. Chẳng có người tự trọng nào dám phô trương như vậy. Chưa kể thực hư bằng “Tiến sĩ danh dự”. Còn Tạp chí Chống tham nhũng và Hợp tác Quốc tế nghe đâu là tờ báo ảo,danh xưng nhà báo quốc tế lẫn tổng biên tập đều tự phong.

Được biết “nhà láo” này, ngoài những thành tích "chói lọi" được tự đăng tải lên mạng xã hội, thì ông Lê Hoàng Anh Tuấn từng bị người dân tố cáolừa đảovới số tiền lớn. Cơ quan Công an đã từng mời ông Tuấn lên trụ sở công an làm việc 2 lần. Trong quá trình điều tra do không có đủ căn cứ nên cơ quan điều tra đã ra thông báo ngừng điều tra, xác minh.

Phải thừa nhận là ông này quá giỏi, siêu phàm là khác. Ông đâu có vi phạm pháp luật hay làm gì sai. Tự trường mời (theo gợi ý) và cho phép. Có cả bao nhiêu quan chức TW và địa phương cỡ bự, nhiều trường muốn mời về dự khai giảng hay tổng kết cũng không được. Rồi còn được tặng quà lưu niệm, được cám ơn sâu sắc từ học sinh, nhà trường đến quan chức. Sướng như thế, được marketing hết cỡ, mà chỉ tốn 20 triệu. Quá bèo.

Trường học bây giờ hơn cả chợ búa. Số tiền đó ra chợ cũng không thể tổ chức được. Mới hay giáo dục Việt Nam hỗn loạn cỡ nào.

Trần Trung Dân
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trường học hay chợ búa?