Chỉ riêng từ đầu năm 2016, Formosa được chấp thuận nhập khẩu 224 tấn với 43 loại hóa chất. Trong năm 2015 con số là 384 tấn, hiện tại, Formosa vẫn còn tồn 248 tấn hóa chất.

Từ 2015 đến nay, Formosa nhập khẩu 604 tấn hóa chất

Trí Lâm | 06/05/2016, 05:38

Chỉ riêng từ đầu năm 2016, Formosa được chấp thuận nhập khẩu 224 tấn với 43 loại hóa chất. Trong năm 2015 con số là 384 tấn, hiện tại, Formosa vẫn còn tồn 248 tấn hóa chất.

Vụ Formosa ảnh hưởng đến cả nền kinh tế

Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều ngày 5.5, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, cả năm 2015, Formosa nhập 384 tấn hóa chất, trong đó có 103 loại hóa chất. Việc này có đăng ký và được chấp thuận nhập khẩu, sử dụng.

Theo đó, chỉ riêng từ đầu năm 2016,Công tyđược chấp thuận nhập khẩu224 tấn với 43 loại hóa chất. Hiện tại, Formosa vẫn còn tồn 248 tấn hóa chất. Được biết, hóa chất này dùng để khử khuẩn, làm sạch bề mặt kim loại, làm mát…

Ông Đỗ Thắng Hải cũng thẳng thắn rằng, sự kiện như Formosa là một vụ việc hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý người dân và ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.

Theo Thứ trưởng, nhận được thông tin phản ánh từ báo chí, Bộ Công Thương đã có 2 đoàn kiểm tra, một là kiểm tra việc vận hành hoạt động của doanh nghiệp này có đúng quy trình, quy định về an toàn lao động hay không.

Đoàn kiểm tra thứ hai kiểm tra riêng về việc sử dụng hóa chất mà Formosa đã nhập khẩu vào Việt Nam, theo quy định là phải qua Cục Hóa chất của Bộ Công Thương và phải sử dụng đúng theo kê khai.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải - Ảnh: Nguyễn Khánh

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, có những hóa chất độc hại được phép sử dụng nhưng quan trọng là phải sử dụng đúng mục đích. Cũng như ngành y tế nhập thuốc độc về hay Việt Nam xuất khẩu nọc rắn, quan trọng là mục đích và phương pháp sử dụng.

“Riêng tại Formosa thì doanh nghiệp khi nhập hóa chất về phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc về bảo vệ môi trường. Còn việc Formosa đã sử dụng ra sao thì vấn đề này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, tổng hợp và báo cáo lên Chính phủ”, Thứ trưởng Hải cho hay.

Thụ động trong việc xử lý vấn đề cá chết

Trả lời báo chí, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủMai Tiến Dũng thẳng thắn nhìn nhận, đây là vụ đầu tiên xảy ra tại vùng biển nước ta trên diện rộng, chúng ta chưa có kinh nghiệm xử lý. Tuy nhiên, Thủ tướng rất chủ động và đã nhanh chóng chỉ đạo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, yêu cầu các nhà khoa học, viện hàn lâm, UBND 4 tỉnh đều vào cuộc.

“Chủ trương là mời các chuyên gia nước ngoài cùng với chuyên gia trong nước xem xét, đánh giá với tinh thần dựa trên kết luận của các nhà khoa học, các chứng cứ xác đáng để kết luận, công khai, minh bạch vụ việc” – ông Mai Tiến Dũng cho hay.

Cũng theo người đại diện của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng đã giao Bộ TN&MT là cơ quan phát ngôn toàn bộ nguyên nhân liên quan đến việc cá chết thời gian qua, đồng thời, giao Bộ TN&MT rà soát toàn bộ các dự án liên quan đến xả thải, từ vấn đề thiết kế, thi công nghiệm thu đến xả thải…

Giao Bộ NN&PTNT đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân; giao Ngân hàng Nhà nước đề xuất các biện pháp hỗ trợ lãi suất tín dụng, vấn đề khoanh nợ cũ, lãi suất cho vay tín dụng mới để nhân dân sớm ra khơi đánh bắt.

Giao Bộ Công an xem xét yếu tố liên quan đến vụ việc. Quan điểm của Thủ tướng là không loại trừ tổ chức hoặc cá nhân nào nếu vi phạm.

“Chúng ta công nhận có sự lúng túng vì đây là sự việc lần đầu xảy ra trên đất nước ta, các cơ quan, bộ, ngành chưa có kinh nghiệm xử lý việc này. Thủ tướng Chính phủ cho biết thông tin báo cáo từ các địa phương lên Chính phủ, Thủ tướng còn chậm, thụ động” – ông Mai Tiến Dũng nói.

Báo chí cần đưa tin đa chiều, chính xác

Đưa ra ý kiến tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Bộ Thông tin – truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, một số cơ quan báo chí rất tích cực vào cuộc, giúp cơ quan, ban, ngành nắm thực chất, rõ tình hình, có giải pháp cảnh báo người dân, nhưng cũng có một số cơ quan báo chí đưa tin thổi phồng, suy diễn quá mức, kết luận thay cơ quan chức năng.

Theo đó, Bộ trưởng đề nghị cơ quan báo chí phải đưa tin 2 chiều, chính xác, khách quan, không gây hoang mang dư luận. Một mặt cấm người dân sử dụng, thu gom để vận chuyển đi địa bàn khác sử dụng, tiêu thụ, chế biến và ăn hải sản ở khu vực ven bờ đã chết không rõ nguyên nhân, bị nhiễm độc hoặc lừ đừ gần chết.

Tuy nhiên, chúng ta cũng vẫn phải tuyên truyền cá đánh bắt xa bờ là hoàn toàn an toàn, ví dụ các loại cá đánh bắt xa bờ như cá ngừ đại dương. Không thể có cá ngừ đại dương sống ở trong khu vực 50 hải lý trở lại.

“Nếu chúng ta không tuyên truyền việc đó, người dân không hiểu, tẩy chay cả hải sản đánh bắt xa bờ, thì thiệt hạirất lớn... Mình tuyên truyền đểngười dân hiểu rõ những loại nào, khu vực nào không được ăn, những loại nào thì an toàn” – ông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.

Trí Lâm

Ảnh:Nếu các hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất này không được lưu giữ đúng quy cách hoặc sau khi sử dụng thải ra môi trường thì vô cùng nguy hiểm.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền
12 giờ trước Sự kiện
Ngày 14.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ 2015 đến nay, Formosa nhập khẩu 604 tấn hóa chất