Theo đó, hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị phạt từ 500.000 – 1 triệu đồng.

Từ 25.8, không phân loại rác sinh hoạt sẽ bị phạt tiền

P.V | 10/07/2022, 11:52

Theo đó, hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị phạt từ 500.000 – 1 triệu đồng.

Ngày 7.7, Chính phủ ban hành Nghị định 45/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, trong đó, bổ sung thêm quy định về xử phạt cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt. Quy định có hiệu lực từ 25.8 tới.

Theo đó, khoản 1 Điều 26 Nghị định này quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Đây là nội dung mới chưa được quy định tại các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường trước đây.

rac.jpeg
Từ 25.8, các hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác sinh hoạt bị phạt tiền lên đến 1 triệu đồng - Ảnh: Internet

Ngoài ra, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP còn quy định một số mức phạt khác liên quan đến hành vi thu gom, thải rác trái quy định về bảo vệ môi trường như: Phạt tiền từ 100.000 - 150.000 đồng nếu vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; phạt tiền từ 150.000 - 250.000 đồng nếu vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

Cùng đó, hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng; phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng nếu vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố...

Nghị định 45/2022 cũng quy định cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho mỗi lần chuyển giao theo quy định.

- Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với hành vi không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một tỉ đồng đối với cá nhân và hai tỉ đồng đối với tổ chức. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm.

Bài liên quan
TS Nguyễn Minh Thảo: Cải cách môi trường kinh doanh đang có xu hướng chững lại
Điều kiện kinh doanh vẫn tạo nhiều rào cản, tăng chi phí và ẩn chứa rủi ro với doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, cải cách môi trường kinh doanh có xu hướng chững lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ 25.8, không phân loại rác sinh hoạt sẽ bị phạt tiền