Tiếc thay, tư duy đó vẫn luôn tồn tại trong giáo dục trên thế giới, đặc biệt là ở nước ta. Người lớn muốn đưa tất cả các em nhỏ vào chung một cái khuôn, với cùng một chương trình, một bộ sách giáo khoa, cùng những quy định, những điều lệ… bất chấp sự khác biệt nơi từng trẻ nhỏ, bất chấp sự khác biệt vùng miền.

Tư duy đồng phục kiểu 'chiếc giường Procuste'

14/09/2018, 09:26

Tiếc thay, tư duy đó vẫn luôn tồn tại trong giáo dục trên thế giới, đặc biệt là ở nước ta. Người lớn muốn đưa tất cả các em nhỏ vào chung một cái khuôn, với cùng một chương trình, một bộ sách giáo khoa, cùng những quy định, những điều lệ… bất chấp sự khác biệt nơi từng trẻ nhỏ, bất chấp sự khác biệt vùng miền.

Trường học là nơi để các em có thể được khám phá bằng năng lực của mình, không phải là cái khuôn đổ ra những người đồng phục - Ảnh: Ngân Hà

Trong thần thoại Hi Lạp có câu chuyện kể một tên cướp tên là Procuste đã bắt giam người đi đường để tra tấn: hắn xích họ trên một chiếc giường sắt mà ở đó họ phải nằm vừa khít với chiều dài của giường: nếu chiều cao ai quá kích thước cái giường, hắn sẽ cắt những bộ phận thừa ra; nếu ai nhỏ hơn, hắn kéo giãn người đó cho tới khi đạt đúng kích thước của cái giường.

Procuste đã trở thành một biểu tượng của sự đồng phục. Thuật ngữ “chiếc giường của Procuste” diễn tả tất cả mưu toan để đặt ép con người vào một khuôn mẫu duy nhất. Dĩ nhiên, mưu toan và kiểu tư duy đó là tiêu cực, là quá khích và bất nhân, là đi ngược lại với bản tính của con người và bản chất của xã hội với đầy sự khác biệt.

Bruno Hourst đã viết trong cuốn sách bàn về sự giáo dục của ông : "Giữa “tam giác của sự tôn trọng”, thì tôn trọng trẻ là đặc biệt trong tất cả: tôn trọng cách vận hành của não bộ của trẻ (hiện tại chúng ta biết về điều này rõ hơn trước đây) khi học, tôn trọng cách học đặc biệt của trẻ, tôn trọng cơ thể và cảm xúc, tôn trọng sự phong phú, đa dạng bên trong trẻ và những tài năng (ngay cả khi không thông qua trường lớp), và tôn trọng nhân cách vốn được hình thành nơi con khác với sự hình thành nhân cách của cha mẹ. Sự tôn trọng này ảnh hưởng đến việc giáo dục con trẻ,...".

"Vậy, lẽ nào chúng ta không thể hình dung được một cách dạy và cách học có sự tôn trọng và mang tính tự nhiên hơn, một cách đơn giản là thích hợp với bản tính con người, tính đến yếu tố thể lý, cảm xúc, trí tuệ, trí nhớ, tất cả những khả năng phong phú riêng đã lộ rõ hay đang tiềm ẩn của người đó ?" (tr. 16).

Phần Lan, quốc gia đang sở hữu một nền giáo dục phổ thông bậc nhất trên thế giới đã bám sát vào chân lý tự nhiên này. Từ ý thức mỗi một con trẻ là mỗi chủ thể duy biệt và chủ động, họ đã quan tâm chăm sóc từng trẻ, đã soạn từng "giáo án" phù hợp với đặc điểm của từng trẻ. Họ đã làm và đã thành công, đơn giản là họ có một hình thức giáo dục thuận theo tự nhiên nơi từng con người và nơi xã hội.

Tôi đã ủng hộ chủ trương Đổi mới căn bản và toàn diện với "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa" vì thấy có một vài điểm tiến bộ, gần hơn với bản chất của con trẻ...

Vì thế, tôi rất ngạc nhiên khi thấy một số đại biểu quốc hội phát biểu với tư tưởng chủ đạo là không đồng tình với chủ trương "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa" mà tôi đã ủng hộ và hi vọng.

Và nếu như vậy, thì hệ thống giáo dục của chúng ta vẫn như cũ. Người lớn chúng ta vẫn áp đặt, vẫn bắt trẻ em nằm lên một cái giường duy nhất, và công việc "giáo dục" tựa như những hành vi cắt gọt, kéo giãn trí tuệ, cảm xúc của trẻ sao cho tất cả các em đều vừa khung có sẵn.

Một nền giáo dục như vậy liệu có thể làm con trẻ hạnh phúc và phát triển, và có thể tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội?

Nguyễn Khánh Trung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
một giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tư duy đồng phục kiểu 'chiếc giường Procuste'