Nhiều tượng đài lớn trong thung lũng Silicon (Mỹ) không chỉ đầy tham vọng phát triển các đế chế công nghệ của mình mà còn kiêm luôn cả khát khao nghiên cứu sự bất tử.

Tỷ phú vùng Silicon nháo nhào nghiên cứu sự bất tử

Một Thế Giới | 26/06/2015, 12:59

Nhiều tượng đài lớn trong thung lũng Silicon (Mỹ) không chỉ đầy tham vọng phát triển các đế chế công nghệ của mình mà còn kiêm luôn cả khát khao nghiên cứu sự bất tử.

Chết là không tránh khỏi, nhưng đối với giới chóp bu tại thung lũng Silicon thì đó là cả một vấn đề nan giải cần được giải quyết. Đó là điều mà nhiều nhà sáng lập như ông trùm PayPal Peter Thiel mong muốn dẹp bỏ nếu có thể.

Theo Sputnik, Thiel xem cái chết như “kẻ thù khổng lồ” của nhân loại và ông đã đổ hàng triệu USD vào công cuộc chống lão hoá. Có thể nói thêm rằng, Thiel không là người đầu tiên có sáng kiến này.

“Tôi nghĩ chúng ta hãy thử thoát li hay thay đổi nó”, tờ Washington Post dẫn lời Thiel.

CEO của hãng phần mềm nổi tiếng Oracle là Larry Ellison cũng chi hơn 430 triệu USD cho công trình nghiên cứu chống già đi này. Bởi theo ông, “cái chết rất vô nghĩa”. Bản thân ông cũng một lần nói với “sử gia” riêng của mình rằng: “Làm thế nào một người đang ở đó và tự nhiên mất đi, tức là không còn ở đó nữa?”

Bên cạnh đó, nhà sáng lập Google Larry Page thậm chí còn chi “đậm” hơn. Ông Page sẵn sàng tung hầu bao lên đến 750 triệu USD chỉ để thành lập Công ty California Life, hay còn gọi là Calico như một trung tâm nghiên cứu phương thuốc chống lão hoá.

Một vài tỷ phú có máu mặt trong thung lũng như Sergey Brin của Google, Mark Zuckerberg của Facebook, Sean Parker của Napster hay Pierre Omidyar của eBay cũng có suy nghĩ tương tự.

Họ không chỉ là những con người xuất chúng, nằm trong top những con người quyền lực nhất thế giới, mà còn có điểm chung khác trong quan niệm mới về sự sống. Theo Sputnik, những tỷ phú này đều chung tham vọng sử dụng công nghệ như cho các công trình nghiên cứu y sinh và ngăn cản quá trình tử vong. Hay nói cách khác, các tỷ phú này luôn khao khát đến gần với sự bất tử.

Tạp chí Time dẫn lời chuyên gia về tuổi thọ và lão hoá Ken Dytchwald tiết lộ ý tưởng trên rất mới lạ, và rằng ông chưa từng thấy ai có tham vọng như vậy trong 40 năm trong nghề. “Không gì không thể làm được nếu ta chuyển công nghệ sinh học thành công nghệ thông tin”, ông Dytchward nói.

Trên thực tế, hiện có rất nhiều đề xuất giúp con người gần với con đường “trường sinh bất lão”. Biện pháp ngăn lão hoá rất nhiều, từ thuyết chuyển đổi nhận thức con người thành não nhân tạo cho đến thuyết đông lạnh cơ thể người cho đến khi “phương thuốc” trường sinh được sử dụng.

Hiện có nhiều ý kiến trái chiều về các dự án đầy tham vọng này. Một số chuyên gia lên tiếng chỉ trích đây là đề tài viễn vông, có khả năng để lại hậu quả khó lường.

Một mặt, nhiều nhà khoa học đả kích các “ông lớn” công nghệ đang cố bóp méo hay lấy cớ thôi rót tiền đầu tư các công trình nghiên cứu y khoa.
bat tu, dai gia My, thung lung Silicon, nghien cuu su bat tu

Đồng sáng lập Google Larry Page, thành lập quỹ nghiên chống lão hóa California Life trị giá 750 triệu đô la (Ảnh: Sputniknews)

Washington Post cho hay 2/3 nghiên cứu khoa học và y tế từng được chính phủ liên bang cấp diện hỗ trợ vì sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên, ngày nay, tiền đầu tư lại từ các ông tỷ phú, vốn không “nặng gánh” trách nhiệm với người bệnh và thường mất kiên nhẫn chờ đợi những lợi lộc từ những gì họ đã đầu tư.

Một điểm khác mà giới khoa học không đồng tình chính là đối tượng mà công trình nghiên cứu nhắm tới chữa trị chỉ có người giàu.

Dychtwald cho biết thêm, trong khoảng 15 hay 20 năm tới, điều này sẽ khiến đồng hồ sinh học của người bình thường chấm dứt, cứ như “tưởng tượng một thế giới nhà giàu được sống mãi hay không phải lo nghĩ đến chứng mất trí”.

Hiện tranh cãi đang diễn ra trong bối cảnh 1% người giàu nhất thế giới được dự đoán sẽ nắm 50% giá trị tài sản của thế giới trong năm sau.
bat tu, dai gia My, thung lung Silicon, nghien cuu su bat tu

Nhà đồng sáng lập PayPal Peter Thiel (Ảnh chụp từ Washington Post)

Trong bài phỏng vấn với báo New Yorker, Thiel cho rằng “chênh lệch đáng chú ý nhất chính là giữa người còn sống và người đã chết”. Song, Sputnik dẫn một số ý kiến cho rằng việc xây dựng các viện nghiên cứu trường thọ sẽ khiến khoảng cách giàu nghèo trầm trọng hơn. Thậm chí không chỉ trên phương diện đời sống-tài chính mà bất công ở chỗ có người thì được sống mãi, người thì không.

Không chỉ vậy, có lẽ thay vì chăm chăm vào dự án chỉ được lợi cho ít người, một số nhận định chống đối cho rằng hiện nay cần nhất là phải bảo vệ Trái Đất và các nguồn tài nguyên đang có. Và cả duy trì xã hội ổn định nữa.

Nhà lý luận chính trị Francis Fukuyama lập luận rằng sự sống đời đời có thể chấm dứt quá trình thay đổi của xã hội, làm nó trở nên tồi tệ và biến động hơn. Ông cũng không ngần ngại bày tỏ sự đồng tình rằng cái chết là nguyên nhân để xã hội xoay chuyển đúng đắn.

Bản thân tỷ phú Bill Gates cũng phản đối các sáng kiến chống đối cái chết. Ông cho rằng: “Kiểu này khá vị kỷ khi chúng ta có chứng bệnh lao và sốt rét cho người giàu chi tiền để họ được sống lâu hơn”.

Hà My (Theo Sputnik)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỷ phú vùng Silicon nháo nhào nghiên cứu sự bất tử