Đã có tranh cãi trong giới bảo vệ môi trường. Một bên là những người thúc đẩy nhanh chóng xây dựng năng lượng tái tạo - điều cần thiết để chống lại biến đổi khí hậu và một bên những người phản đối tua-bin gió do tác động của chúng đối với động vật hoang dã.

Ứng phó thế nào khi trang trại điện gió khiến một số loài dơi có nguy cơ tuyệt chủng?

Anh Tú | 09/11/2023, 09:50

Đã có tranh cãi trong giới bảo vệ môi trường. Một bên là những người thúc đẩy nhanh chóng xây dựng năng lượng tái tạo - điều cần thiết để chống lại biến đổi khí hậu và một bên những người phản đối tua-bin gió do tác động của chúng đối với động vật hoang dã.

dead-bats1.jpg
Loài vật hữu ích là dơi có nguy cơ tuyệt chủng bởi trang trại điện gió

Thường khoảng hai lần một tháng, quản lý các trang trại điện gió ở Úc lại ghé thăm cơ sở của họ để kiểm tra tình hình cùng với những chú chó. Chó là những “nhân viên 4 chân chuyên nghiệp” và biết chính xác chúng có mặt ở đó để làm gì. Ngay khi tới hiện trường, chúng chạy dọc theo đường mòn dưới các tua-bin gió, đánh hơi cho đến khi xác định được mục tiêu: xác dơi và chim bị giết do va chạm với tua-bin gió.

Trong gần hai thập niên trở lại đây, công ty Elmoby Ecology của nhà sinh thái học gió và động vật hoang dã Emma Bennett đã sử dụng chó để đếm số nạn nhân của tua-bin gió ở miền nam nước Úc. Những con số được thống kê rất đáng lo ngại. Mỗi tua-bin là thủ phạm của từ 4 đến 6 xác chim mỗi năm và người ta ước tính trên toàn nước Úc, tổng số động vật gặp tai nạn do các tua-bin gió có khả năng lên tới 10.000 con mỗi năm. Đó là còn chưa kể xác chim bị người nhặt rác mang đi nên không được thống kê. Số trường hợp chết như vậy lên tới hàng trăm nghìn ở Bắc Mỹ.

Tệ hơn nữa là số lượng dơi chết: Những con chó tìm thấy từ 6 đến 20 con dơi chết do mỗi tua-bin gió gây ra hằng năm, gộp lại là hàng chục nghìn con đã chết ở Úc mỗi năm. Ở Bắc Mỹ, con số này lên tới gần một triệu.

Trên thực tế, một số chuyên gia tin rằng tua-bin gió có thể khiến một số loài dơi bị tuyệt chủng. Bennett nói: “Đó là mối đe dọa số một mà các loài dơi nhỏ của chúng ta đang phải đối mặt”.

Những con số như thế này đã gây ra xung đột trong giới bảo vệ môi trường. Một bên là những người thúc đẩy nhanh chóng xây dựng năng lượng tái tạo - điều cần thiết để chống lại biến đổi khí hậu và một bên những người phản đối tua-bin gió do tác động của chúng đối với động vật hoang dã. Đặc biệt, các nhóm bảo tồn chim thường xuyên phản đối các dự án năng lượng gió.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng việc động vật hoang dã mất mạng do tua-bin gió là điều không thể tránh khỏi. Trong vài thập niên qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu cách thức và lý do xảy ra va chạm, thông qua các nghiên cứu chuyên sâu về hệ sinh thái chim và dơi cũng như cách các sinh vật này cảm nhận được chướng ngại vật trên đường đi của chúng.

Khi làm như vậy, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số phương pháp ngăn chặn động vật đâm vào tua-bin gió - từ các cách khắc phục đơn giản như hạn chế hoạt động của tua-bin cho đến tinh chỉnh thiết kế của chúng. Nếu được triển khai rộng rãi, những giải pháp này có thể cho phép tua-bin gió cùng tồn tại hòa bình với động vật hoang dã.

Sự hấp dẫn chết chóc với loài dơi

Đối với Bennett, việc yêu cầu các trang trại gió áp dụng các phương pháp tránh va chạm với dơi từ lâu đã là ưu tiên hàng đầu. Họ sinh vật biết bay này - chiếm 1/5 tổng số loài động vật có vú - đóng vai trò quan trọng trong việc ăn côn trùng gây hại, phát tán hạt và thụ phấn cho cây. Tốc độ sinh sản chậm (thường chỉ sinh một con mỗi năm) khiến chúng đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự suy giảm số lượng.

Dơi thường bị thu hút bởi các tháp tua-bin vì những lý do mà chúng ta chưa tường tận. Có thể vì dơi coi các tháp tua-bin gió là nơi trú ẩn tiềm năng, là nơi tìm con mồi, là cột mốc để đánh dấu lãnh thổ hoặc là điểm để tụ tập.

Sara Weaver, nhà sinh thái học động vật hoang dã của Bowman Consulting (một công ty tư vấn cho các doanh nghiệp năng lượng về kỹ thuật giảm thiểu tác động đến môi trường) có trụ sở tại Virginia (Mỹ), cho biết: “Không giống như chim, dơi thực sự bị chú ý bởi các tua-bin gió và dành nhiều thời gian hơn xung quanh những cánh quạt kim loại, điều này khiến chúng có nguy cơ tử vong cao hơn”.

Chính vì sự thu hút này với loài dơi nên ngay cả khi địa điểm đặt tua-bin gió được tính toán ở những nơi có ít hoặc không có hoạt động của dơi, thì loài động vật có vú này vẫn thường bay đến đó và bỏ mạng.

Nhiều chuyên gia đồng ý rằng giải pháp hiệu quả nhất là hạn chế thời gian hoạt động của các tua-bin. Các nhà sinh thái học nhận thấy rằng các loài dơi nhỏ thường hay bị cánh quạt tấn công nhất khi tốc độ gió tương đối thấp, khoảng 2 đến 5 mét mỗi giây. Những con dơi nhỏ này vốn rất nhẹ nên không thể bay nếu điều kiện gió mạnh. Vì vậy, vào ban đêm, khi đàn dơi bay ra ngoài, việc chỉ cho phép tua-bin quay khi gió ở tốc độ cao có thể hữu ích.

Ví dụ, một nghiên cứu kéo dài hai năm tại một trang trại gió ở bang Pennsylvania (Mỹ) đã phát hiện ra rằng việc tốc độ gió đạt mức giúp tua-bin quay từ 3,5 mét/giây lên 5 hoặc 6,5 mét/giây giúp giảm tỷ lệ dơi chết từ 44% đến 93%.

Vì hầu hết năng lượng gió đều được tạo ra ở tốc độ gió cao nên tác động của việc cắt giảm năng lượng đối với việc sản xuất năng lượng là rất nhỏ. Khi nhóm Bennett thử nghiệm mức cắt giảm ở mức rất nhỏ, chỉ tăng tốc độ cắt từ 3 mét mỗi giây lên 4,5 mét mỗi giây thì họ nhận thấy tỷ lệ tử vong của loài dơi giảm khoảng 54%, trong khi trang trại gió ở Úc chỉ mất ít hơn 0,1% doanh thu. Từ đó, Bennett kết luận: “Bất kỳ sự gia tăng nhỏ nào về tốc độ cắt này thực sự có tác động lớn đến khả năng sống sót của loài dơi”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ngoại giao 'Cây tre Việt Nam' trong tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
36 phút trước Theo dòng thời sự
Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra trường phái ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc - trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng phó thế nào khi trang trại điện gió khiến một số loài dơi có nguy cơ tuyệt chủng?