Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 4.10, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội xem xét dự án Luật Biểu tình nhằm bảo đảm quyền của công dân được Hiến pháp ghi nhận và tạo hành lang pháp lý để việc khiếu nại, tố cáo đông người đi vào nề nếp, đúng pháp luật.

Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ trình Dự luật Biểu tình

Trí Lâm | 04/10/2016, 13:05

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 4.10, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội xem xét dự án Luật Biểu tình nhằm bảo đảm quyền của công dân được Hiến pháp ghi nhận và tạo hành lang pháp lý để việc khiếu nại, tố cáo đông người đi vào nề nếp, đúng pháp luật.

Tình hình khiếu nại phức tạp

Chính phủ cho biết, năm 2016 cả nước phát sinh 63.492 đơn khiếu nại và 17.233 đơn tố cáo. Mặc dù tình hình khiếu kiện của công dân có xu hướng giảm nhưng vẫn diễn ra rất phức tạp, nhất là tại khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung, miền Nam. Đặc biệt, sau khi xảy ra sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung thì việc này bùng phát mạnh hơn.

Bên cạnh đó, người tố cáo có thái độ quá khích, bức xúc gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Nhiều đoàn đông người xuất phát từ việc khiếu nại không đạt mục đích chuyển sang tố cáo người giải quyết, xảy ra xô xát, đánh và đe dọa cán bộ tiếp công dân.

Một số vụ việc điển hình như công dân các tinh Bạc Liêu, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội bao vây, túm áo, xô đẩy, chặn xe, la hét, xúc phạm và đe dọa trường ban. Công dân Nghệ An, hộ khẩu thường trú tại tình Đắk Lắk đe dọa giết phó trưởng phòng Tiếp dân 1. Công dân Bà Rịa-Vũng Tàu chửi bới, xúc phạm, túm áo đe dọa đánh cán bộ tiếp dân Văn phòng Chính phủ...

Theo ông Phan Văn Sáu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như chính sách, pháp luật về đất đai còn nhiều vướng mắc, cơ quan hành chính ở một số nơi chưa thực hiện nghiêm, thiếu trách nhiệm; Công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường, an toàn thực phẩm… còn nhiều yếu kém gây phản ứng trong nhân dân.

Thâm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị đánh giá tỷ lệ giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đạt thấp hơn so với năm 2015 và chưa đạt kết quả so với mục tiêu đề ra (trên 85%); làm rõ tình trạng việc đơn thư tố cáo tăng hơn năm trước về số lượng đơn thư và số lượng vụ việc; hiệu quả giải quyết chưa tiến bộ hơn so với các năm trước trong khi Quốc hội đã ban hành Luật đất đai 2013...

Ông Nguyễn Khắc Định cũng cho rằng, báo cáo của Chính phủ cần tập trung phân tích, đánh giá sâu sắc hơn nữa về các vấn đề như: nguyên nhân của tình trạng công dân khiếu kiện tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương có thái độ quá khích, bức xúc gia tăng và ngày càng nghiêm trọng.

Theo ông Định, báo cáo của Chính phủ cần nêuđích danh người đứng đầu các ngành, các cấp không trực tiếp tiếp công dân và có biện pháp xử lý nghiêm đối với những người không thực hiện việc tiếp công dân theo quy định của luật.

Bên cạnh đó, Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội xem xét dự án Luật Biểu tình nhằm bảo đảm quyền của công dân được Hiến pháp ghi nhận và tạo hành lang pháp lý để việc khiếu nại, tố cáo đông người đi vào nề nếp, đúng pháp luật.

Nói tại phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Võ Trọng Việt cho rằng, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ từ Trung ương đến địa phương còn chưa cao, vẫn còn tình trạng can thiệp thô bạo của cấp trên.

Theo ông Việt, nhiều khi vụ việc đang được giải quyết theo chiều hướng đúng, chỉ một cú điện thoại cũng đủ khiến sự việc méo mó. Giải quyết một việc mà có tới ba trường phái chỉ đạo thì biết nghe ai? Nghe ông này thì mất lòng ông kia” – ông Việt nói.

Làm rõ vụ hành hung nhà báo

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, để nâng cao công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cần phải giải quyết ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra “điểm nóng” gây phức tạp về an ninh chính trị và trật tự xã hội. Do đó, Chính phủ cần cho kiểm tra ngay những vụ việc đang xảy ra hiện nay để xử lý các điểm nóng.

Dẫn ngay ví dụ về vụ công an hành hung nhà báo trên cầu Nhật Tân vừa qua, bà Nga cho biết, Thượng sĩ Ngô Quang Hưng bị xử lý kỷ luật khiển trách, nhà báo Quang Thế (báo Tuổi trẻ) bị phạt hơn 14 triệu vì một số lỗi trong đó có lỗi đi vào khu vực cấm và chụp ảnh khi chưa được phép tác nghiệp. Sau đó, Công an Hà Nội trả lời là “đồng chí Ngô Quang Hưng đã có hành vi dùng tay gạt trúng má của nhà báo Quang Thế, giơ chân đá nhưng không trúng nhà báo Quang Thế”. Vụ việc này đã gây ồn ào trong dư luận, không chỉ ở cộng đồng trên mạng mà cán bộ chúng ta nhiều người cũng rất bức xúc.

"Thực hiện đúng chủ trương Chính phủ, từ việc nhỏ không xảy ra thành việc to, không để dư luận hiểu lầm chúng ta phải làm công khai và nghiêm minh” – bà Nga nhấn mạnh.

Theo đó, với những vụ làm nóng dư luận như vụ việc của phóng viên Quang Thế, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và ngay cả Ủy ban Quốc phòng - An ninh, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng phải có sự theo dõi, kiểm tra xử lý công minh, công bằng, thuyết phục để cả người trong cuộc và ngoài cuộc đều tâm phục, khẩu phục, củng cố lòng tin của người dân vào Đảng và Nhà nước.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ trình Dự luật Biểu tình