Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, đây là cơ quan thuộc Chính phủ.

Ủy ban quản lý vốn là cơ quan thuộc Chính phủ

Trí Lâm | 05/02/2018, 15:46

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, đây là cơ quan thuộc Chính phủ.

Cụ thể, Chính phủ quyết nghị thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu hình quốc huy và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

Trước đó, ngày 15.1.2018, Thủ tướng đã có quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giao cho Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm tổ trưởng tổ công tác; ông Nguyễn Hoàng Anh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2015-2020) làm Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tổ phó thường trực.

Đồng thời, trong quyết định của Thủ tướng, các Tổ phó khác bao gồm: ông Mai Tiến DũngBộ trưởng -Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Chí DũngBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Đinh Tiến DũngBộ trưởng Bộ Tài chính.

Các thành viên Tổ công tác bao gồm: ông Nguyễn Duy ThăngThứ trưởng Bộ Nội vụ,ông Lê Tiến ChâuThứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Cao Quốc HưngThứ trưởng Bộ Công Thương,ông Đào Minh TúPhó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Đức Chi- Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước và bà Hoàng Thị Ngân Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính Nhà nước và Công vụ thuộc Văn phòng Chính phủ làm Thư ký Tổ công tác.

Theo quyết định của Thủ tướng, Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thủ tướng chỉ đạo triển khai các công việc phục vụ việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước và sẽ kết thúc nhiệm vụ khi bộ máy ủy ban này hoàn thiện.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1.2018, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết, mô hình Ủy ban là quản lý tổng thể các tài sản, khoảng 5 triệu tỉđồng, là định chế bao trùm và sẽ có văn bản quy phạm pháp luật để hiện thực hóa hoạt động của cơ quan này. Trong khi mô hình hoạt động của SCIC là nơi quản lý vốn thông thường.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KHĐT) ủng hộ việc cần phải có một cơ quan chuyên trách để quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, vì để phân tán như hiện nay rất khó kiểm soát.

“Còn nếu lo ngại lập ra siêu ủy bansẽ phát sinh lợi ích nhóm thì ở đâu cũng có thể phát sinh lợi ích nhóm. Vấn đề là cách quản lý”, ông Hồ nói.

Cũng nói với Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, trên thực tế, việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước lâu nay hết sức bất cập, thậm chí không thể quản lý nổi. Vốn nhà nước phân tán ở quá nhiều nơi. Trong khi đó, các bộ không những không quản lý nổi mà còn sinh ra lợi ích nhóm. Nhiều khi, bộ chủ quản và đơn vị lại bao che cho các khiếm khuyết của doanh nghiệp.

Theo đó, cơ quan quản lý vốn này có trách nhiệm hết sức nặng nề bởi quản lý một số vốn cực lớn như vậy là tương đương GDP 1 năm của quốc gia. Tuy nhiên, tính chất của nó là ủy ban, không phải doanh nghiệp nên cách quản trị cũng khác, dù người lãnh đạo rất cần thiết có chuyên môn.

“Lý do là quản trị của ủy ban này không dễ dàng vì số vốn lớn, lại hơn 30 tập đoàn, tổng công ty trong các ngành nghề khác nhau, phải làm sao am hiểu công việc các lĩnh vực đó. Nếu không am hiểu thì không thể làm được. Giữa kinh doanh hóa chất và thép, dệt may… nó khác nhau rất nhiều. Nếu tập hợp được những nhà kỹ trị, người đứng đầu biết tôn trọng chuyên môn của họ thì sẽ có hy vọng”, bà Lan nêu.

Theo bà Lan, yếu tố kỹ trị rất quan trọng đối với người lãnh đạo ủy ban này. Ở các nước, họ phân biệt những nhân vật chính trị và những nhân vật kỹ trị. Ví dụ như bộ trưởng là nhà chính trị nhưng các thứ trưởng hoặc cấp dưới phải là nhà kỹ trị chẳng hạn. Đối với đơn vị này, những người phụ trách phải xem chuyên môn là số 1, cũng không nhất thiết phải đảng viên hay không.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ủy ban quản lý vốn là cơ quan thuộc Chính phủ