Trong một nghiên cứu vào tháng 7 trên 50.000 bệnh nhân trong Hệ thống Y tế Phòng khám Mayo, các nhà nghiên cứu nhận thấy hiệu quả của vắc xin Moderna chống lại nhiễm trùng giảm xuống 76% vào tháng 7 - khi biến thể Delta chiếm ưu thế - từ 86% vào đầu năm 2021.

Vắc xin Moderna được đánh giá có hiệu quả tối ưu với biến chủng Delta

Đan Thuỳ | 10/08/2021, 08:49

Trong một nghiên cứu vào tháng 7 trên 50.000 bệnh nhân trong Hệ thống Y tế Phòng khám Mayo, các nhà nghiên cứu nhận thấy hiệu quả của vắc xin Moderna chống lại nhiễm trùng giảm xuống 76% vào tháng 7 - khi biến thể Delta chiếm ưu thế - từ 86% vào đầu năm 2021.

Trong cùng thời gian, hiệu quả của vắc xin Pfizer đã giảm từ 76% xuống 42%. Tiến sĩ Venky Soundararajan thuộc công ty phân tích dữ liệu của Massachusetts (Mỹ) cho biết cả hai loại vắc xin này vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa những ca nhập viện vì COVID-19 nhưng mũi tiêm tăng cường của vắc xin Moderna có thể sớm cần thiết với bất kỳ ai đã tiêm vắc xin Pfizer hoặc Moderna vào đầu năm nay.

hieu-qua-phong-benh-cua-vac-xin-covid-19-moderna-va-pfizer-sau-tiem-6-thang.jpeg
Cả hai loại vắc xin này đều có hiệu quả trong việc ngăn chặn các ca bệnh nặng - Ảnh: Internet

Trong một nghiên cứu riêng biệt, những người cao tuổi trong viện dưỡng lão ở Ontario đã tạo ra các phản ứng miễn dịch mạnh hơn, đặc biệt là với các biến chủng đáng lo ngại sau khi tiêm vắc xin Moderna hơn vắc xin Pfizer.

Anne-Claude Gingras thuộc Viện nghiên cứu Lunenfeld-Tanenbaum ở Toronto (Canada) cho biết người cao tuổi có thể cần liều vắc xin cao hơn, thuốc tăng cường và các biện pháp phòng ngừa khác.

Bình luận về hai nghiên cứu, người phát ngôn của Pfizer cho biết: “Chúng tôi tin rằng có thể cần tiêm vắc xin tăng cường trong vòng 6 đến 12 tháng sau khi tiêm chủng đầy đủ để duy trì mức độ bảo vệ cao nhất”.

Bên cạnh đó, một dữ liệu mới cho thấy những người đã tiêm liều thứ hai của vắc xin Pfizer cách đây 5 tháng hoặc hơn có nhiều khả năng nhiễm đột phá hơn những những người đã tiêm chủng đầy đủ cách đây ít hơn 5 tháng.

Nghiên cứu dựa trên gần 34.000 người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ tại Israel và làm xét nghiệm vi rút để tìm hiểu về các trường hợp vẫn nhiễm COVID-19 dù đã tiêm chủng.

Nhìn chung, 1,8% cho kết quả dương tính. Ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ xét nghiệm dương tính cao hơn khi hoàn thành việc tiêm chủng ít nhất 146 ngày. Trong số những bệnh nhân trên 60 tuổi, tỷ lệ xét nghiệm dương tính cao hơn gần 3 lần từ ngày 14.6 trở đi sai khi tiêm liều vắc xin thứ 2.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Eugene Merzon của Dịch vụ Y tế Leumit tại Israel, cho biết hầu hết các ca nhiễm mới đều được quan sát thấy gần đây. “Rất ít bệnh nhân phải nhập viện và còn quá sớm để đánh giá mức độ nghiêm trọng của những ca nhiễm này sau khi tiêm về mức độ nhập viện, cần thở máy hay tỷ lệ tử vong. Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu”, ông Eugene cho biết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc xin Moderna được đánh giá có hiệu quả tối ưu với biến chủng Delta