Sau 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, Việt Nam và Ý đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trên nhiều lĩnh vực, đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp hai nước.

VELP 2023 - Chương trình Giáo dục và Kinh doanh ASEAN

Hạ Vĩ | 26/05/2023, 20:43

Sau 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, Việt Nam và Ý đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trên nhiều lĩnh vực, đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp hai nước.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Ý trong ASEAN và Ý là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong EU. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Ý quan tâm tới thị trường Việt Nam và càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh với doanh nghiệp Ý. Đó cũng chính là lý do mà Thương vụ Ý phối hợp với Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Ý cùng Tổng Liên đoàn Công nghiệp Ý tạo lập “VELP 2023 - Chương trình Giáo dục và Kinh doanh ASEAN” nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ý kết nối giao thương, từ đó, tham gia vào chuỗi cung ứng, phân phối toàn cầu. 

Được xây dựng dựa trên nền tảng SMART 365, VELP 2023 là một trang thông tin hữu ích nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam đang có nhu cầu tìm kiếm đối tác hay nhà cung cấp tại Ý có thể dễ dàng kết nối trực tiếp và chính thống. Là một quốc gia danh tiếng trong lĩnh vực công nghiệp và máy móc, Ý có vị thế vững vàng chuyên cung cấp các dòng sản phẩm và dây chuyền công nghệ đa dạng, chất lượng cao, giá thành hợp lý. Nhiều nhà đầu tư của Ý trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo đều hoạt động hiệu quả, thành công tại Việt Nam, có thể kể đến như Bonfiglioli (thiết bị truyền động, mô tơ bánh răng), Piaggio (cơ khí chế tạo, xe máy), Danieli (sản xuất thép), Datalogic (thiết bị đọc mã vạch, cảm biến, di động), Ariston (bình nóng lạnh và thiết bị năng lượng), ENI (dầu khí), ENEL Green Power (năng lượng xanh)... 

Đến với VELP 2023, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm thấy thông tin của nhiều doanh nghiệp Ý, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong các lĩnh vực từ máy móc - thiết bị nông nghiệp, đến máy móc – thiết bị môi trường, máy móc – thiết bị cơ khí, thiết bị - dịch vụ năng lượng tái tạo..., từ đó mang lại cơ hội giao thương thiết thực, phù hợp với từng quy mô doanh nghiệp. 

8a786657-05d4-42f7-b1af-72e9bab62ce3.png
VEFT 2023 thu hút hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam đăng ký kết nối giao thương chỉ sau gần một tháng chính thức ra mắt

Ông Fabio De Cillis, Giám đốc Thương vụ Ý tại Việt Nam cho biết: “Sử dụng nền tảng VELP 2023 là một phương thức thuận tiện để đăng ký, ghi lại hồ sơ và lĩnh vực của các công ty Việt Nam đang quan tâm đến hợp tác phát triển kinh doanh với các công ty Ý. Từ đó giúp việc kết nối và trao đổi thông tin sau đó giữa hai phía trở nên dễ dàng hơn”. 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được coi là điểm nhấn của kỷ nguyên số, với các công nghệ nền tảng như internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud computing), big data, blockchain,... đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mọi ngành nghề trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Cùng với làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, nhu cầu tìm hiểu thông tin và kết nối trực tuyến đã trở thành xu thế. Sự ra đời của VELP 2023 đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam rút ngắn thời gian và chi phí tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Ý trong kỷ nguyên mới và thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng.

VELP 2023 - "Chương trình Giáo dục và Kinh doanh ASEAN"
Website: https://asean.digital.ice.it/
Landing page: www.me-page.org/mq28wAe
Bài liên quan
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VELP 2023 - Chương trình Giáo dục và Kinh doanh ASEAN