Trong quá trình tìm kiếm động vật có khả năng là nguồn dịch bệnh coronavirus ở Trung Quốc, ứng cử viên mới nhất là tê tê, một loài động vật có vú có vẩy. Tê tê được nhập khẩu với số lượng lớn vào thị trường Trung Quốc để làm thực phẩm và thuốc.

Vi rút trong tê tê kết hợp với vi rút từ dơi có thể là nguồn gây coronavirus Vũ Hán

11/02/2020, 11:26

Trong quá trình tìm kiếm động vật có khả năng là nguồn dịch bệnh coronavirus ở Trung Quốc, ứng cử viên mới nhất là tê tê, một loài động vật có vú có vẩy. Tê tê được nhập khẩu với số lượng lớn vào thị trường Trung Quốc để làm thực phẩm và thuốc.

Tê tê có thể là nguồn tạo coronavirus

Thị trường tê tê rất lớn đến nỗi chúng được cho là động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất trên hành tinh. Cả bốn loài tê tê châu Á đang bị đe doạ nghiêm trọng, và không rõ việc liệu tê tê được xác định là vật chủ trung gian truyền vi rút sẽ tốt hay xấu đối với chúng. Nếu tốt, nó có thể làm giảm việc buôn bán tê tê còn nếu xấu, nó gây ra phản ứng thái quá (sát hại tê tê không thương tiếc).

Cũng không rõ liệu tê tê có phải là động vật truyền vi rút mới cho người hay không. Dơi ban đầu được cho là vật chủ của vi rút. Nếu tê tê có liên quan đến truyền bệnh, chúng có thể đóng vai trò như vật chủ trung gian. Khoa học cho đến nay chỉ mang tính gợi ý hơn là kết luận và vì sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận đến vi rút, một số tuyên bố đã được công khai trước khi tiến hành quá trình xem xét khoa học truyền thống.

Do đó, một số nhà chuyên nghiên cứu về các bệnh lây lan từ động vật sang người đã bày tỏ sự thất vọng về việc tiến hành các cuộc thảo luận về tuyên bố khoa học nhưng lại không có hơi thở của khoa học, đặc biệt trong vấn đề thu thập và phân tích dữ liệu.

Trong khi các nhà khoa học chờ đợi thông tin chi tiết về các nghiên cứu di truyền, có một lỗ hổng trong công việc điều tra rất quan trọng liên quan đến việc theo dõi con đường của căn bệnh. Để chắc chắn về những gì đã xảy ra với loại vi rút mới này, các nhà nghiên cứu cần biết chính xác loài động vật nào có mặt trên khu chợ ở Vũ Hán có thể là vật truyền bệnh.

Vi rút được tìm thấy ở những người liên quan đến khu chợ và trong môi trường chợ - ví dụ, trên bề mặt hoặc trong lồng. Tuy nhiên, một số trường hợp sớm, bao gồm cả những trường hợp được báo cáo đầu tiên, là ở những người không liên quan đến khu chợ. Jon Epstein, một chuyên gia tại EcoHealth Alliance ở New York, cho biết điều này có nghĩa là “bước nhảy” đầu tiên của vi rút từ động vật sang người có thể không xảy ra ngoài chợ. Mọi người có thể đã mắc bệnh từ động vật ở một địa điểm khác hoặc sớm hơn, rồi những trường hợp ban đầu có thể đã mắc bệnh mà không bị phát hiện đã truyền lây cho người khác ở chợ.

Vấn đề càng phức tạp khi động vật tại chợ Vũ Hán dường như đã được xử lý nhanh chóng, mặc dù các báo cáo từ Trung Quốc là các mẫu từ những động vật được xét nghiệm âm tính với vi rút. Tiến sĩ Epstein cho rằng hộp đen mà chúng ta có là những con vật ở đó, những con vật liên quan. Nhưng giờ đã bị tiêu hủy.

Trong các đợt bùng phát coronavirus trước đây, SARS ở Trung Quốc năm 2003 và MERS ở Ả Rập Saudi vào năm 2012, các cuộc xét nghiệm với những người tiếp xúc với vật chủ là rất cần thiết để tìm ra nguồn gốc, Tiến sĩ Epstein nói.

Cầy hương là vật chủ trung gian của SARS và lạc đà là vật chủ trung gian của MERS. Trong cả hai đợt bùng phát, các nhà nghiên cứu cuối cùng đã phát hiện ra rằng nguồn gốc của vi rút là ở dơi, nơi vi rút có thể sống mà không làm động vật bị bệnh. Từ dơi, vi rút dường như đã nhảy sang vật chủ trung gian và sau đó đến người.

Một dấu hiệu trước đó cho thấy tê tê có thể là nguồn lây nhiễm coronavirus ở người có thể xuất hiện trong một báo cáo có từ trước đợt dịch. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố một báo cáo vào tháng 10 năm ngoái ghi nhận rằng tê tê có thể lưu trữ nhiều loại coronavirus. Họ đã gửi các chuỗi di truyền từ phân tích của họ đến cơ sở dữ liệu công cộng, nơi chúng có thể được phân tích.

Sau đó, vào cuối tuần trước, Tân Hoa Xã đã đưa tin rằng các nhà nghiên cứu tại Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc đã tìm thấy một loại vi rút trong tê tê có tỷ lệ trùng khớp 99% với chủng coronavirus gây dịch tại Vũ Hán.

Bài báo không cho biết nghiên cứu này có kết luận chưa, nhưng kết quả cho thấy tê tê có thể là vật chủ trung gian của vi rút. Các nhà khoa học trong lĩnh vực này đang háo hức chờ đợi công bố phát hiện và từ giờ cho đến lúc đó, họ không thể đánh giá được.

Ngoài ra, một bài đăng trên trang web Virological, cho rằng một loại coronavirus từ dơi có thể được kết hợp lại với một vi rút từ tê tê để tạo thành vi rút mới.

Joseph Petrosino, tại Đại học Y Baylor cho biết ông cùng đồng nghiệp Matthew Wong, một nhà di truyền học, đã có kết quả một phân tích mà họ đã thực hiện. Về bản chất, Petrosino nói, việc khai thác dữ liệu dữ liệu gen được đăng trong 12 tháng qua - quan trọng nhất là báo cáo tháng 10 về tê tê - chỉ ra rằng một phần của coronavirus trong tê tê gần giống với một loại vi rút mới. Phần đó liên quan đến cách vi rút xâm nhập tế bào người. Do đó, họ đề xuất, vi rút dơi và vi rút tê tê có thể đã kết hợp, có thể trong tê tê trong tự nhiên, có thể ở một động vật khác.

Những gì có thể là gợi ý ban đầu của các giả thuyết hoặc phát hiện sơ bộ đã thu hút sự chú ý toàn cầu. CITES, tổ chức quốc tế liệt kê các loài có nguy cơ tuyệt chủng, đã tweet rằng #Pangolin có thể đã lây lan #coronavirus sang người.

Điều đó đã thu hút một phản hồi từ Hume Field, cố vấn chính sách và khoa học cho EcoHealth Alliance ở Úc, người đã làm việc trong cả 2 đại dịch SARS và MERS. Field đã phản hồi:

“Tôi đánh giá cao mối quan tâm thực sự của CITES đối với tê tê và nạn buôn bán bất hợp pháp tàn khốc, nhưng để cách truy nguyên nhân của họ bằng cách tuyên truyền thông tin không có căn cứ này chỉ làm tăng thêm sự nhầm lẫn và tin đồn.

Benjamin Neumann, trưởng khoa sinh học tại Đại học Texas A & M, là một trong những nhà khoa học đã xem xét các trình tự trong phòng thí nghiệm và nói chuyện với các nhà khoa học khác đang kiểm tra chúng. Các phân tích tương tự đang diễn ra tại các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới ngay lúc này, ông nói.

Nhưng, ông nói, ngay cả khi các vi rút dính dáng đến tê tê dường như có liên quan đến coronavirus mới đang lây nhiễm cho người, thì đó vẫn chưa phải là bằng chứng cho chúng ta biết 2019-nCoV có nguồn gốc như thế nào.

Ông chỉ ra rằng tê tê có thể đã bị nhiễm cùng loại vi rút gây bệnh cho con người, nhưng chỉ là một nạn nhân khác chứ không phải là nguồn gốc.

Xác định việc truyền vi rút từ động vật sang người đòi hỏi nhiều thông tin hơn, Tiến sĩ Epstein nói. Bằng chứng ở đây là tìm những người khỏe mạnh trước khi họ tiếp xúc với tê tê, hoặc bất kỳ động vật nào khác. Họ đã tiếp xúc con vật rồi sau đó bị bệnh với cùng một loại vi rút đã có mặt trong con vật.

Anh Tú (dịch từ NYT)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vi rút trong tê tê kết hợp với vi rút từ dơi có thể là nguồn gây coronavirus Vũ Hán