Khi Choi Ba-da giới thiệu công ty chia sẻ xe Luxi với các cán bộ của Hyundai Motor năm 2017, ông nói với họ rằng sẽ không có tương lai cho các hãng xe hơi lớn của Hàn Quốc nếu không nắm bắt được các công nghệ mới nổi.

Vì sao các startup Hàn Quốc khó tồn tại?

Anh Đủ | 19/12/2018, 11:00

Khi Choi Ba-da giới thiệu công ty chia sẻ xe Luxi với các cán bộ của Hyundai Motor năm 2017, ông nói với họ rằng sẽ không có tương lai cho các hãng xe hơi lớn của Hàn Quốc nếu không nắm bắt được các công nghệ mới nổi.

Ông đạt được mục đích: Hyundai đồng ý mua 12% cổ phần của Luxi với giá 5 triệu USD, khoản đầu tư đầu tiên của công ty vào một doanh nghiệp chia sẻ xe hơi trong cuộc đua vận chuyển thời đại mới.

Nhưng khoảng sáu tháng sau, Hyundai bán cổ phần của hãng sau khi hàng ngàn tài xế taxi giận dữ do lo lắng về tương lai công việc của họ, đe dọa tẩy chay xe hơi Hyundai, Choi thuật lại cho Reuters. Các cán bộ của Hyundai cho biết họ cũng vì cảnh giác luật hạn chế chia sẻ xe hơi ở Hàn Quốc.

Cuộc chia tay với Luxi của Hyundai minh họa cho các quy định cứng nhắc, các công đoàn mạnh và một nền văn hóa không thích rủi ro giữa các tập đoàn gia đình khổng lồ, còn gọi là chaebol của Hàn Quốc, đã cản trợ sự phát triển của các startup ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.

Chính phủ của Tổng thống Moon Jae-in cho rằng mô hình tăng trưởng hàng nhiều thập kỷ của đất nước bị chi phối bởi một số nhà xuất khẩu lớn như Hyundai và Samsung đã đạt đến giới hạn trước sự cạnh tranh của Trung Quốc và chi phí lao động tăng cao.

Để bù đắp sự tăng trưởng chậm lại trong các lĩnh vực như xe hơi, tàu thủy và chip, nhà nước đã lập một bộ mới chuyên trách các startup hồi năm ngoái và đã vận động tài trợ để phát triển các công nghệ mới.

Nhưng chính phủ quá chậm chạp để loại bỏ các quy định rườm rà đối với các startup, cảnh giác trước sự đảo lộn trật tự của nền kinh tế hoặc gây bất an cho các công đoàn hùng mạnh, theo các cuộc phỏng vấn với một loạt các doanh nhân, nhà đầu tư và giám đốc điều hành.

Điều đó đã khiến Hàn Quốc chống lại các công nghệ đột phá một cách đáng ngạc nhiên dù họ đã có một hình ảnh sắc sảo về công nghệ, những người được phỏng vấn nói.

“Qua cơn hấp hối, các cán bộ của Hyundai nói với tôi rằng họ phải đi chậm lại trong lĩnh vực dịch vụ này, trước khi dứt khoát rút lui,” Choi kể với Reuters. “Nhưng làm thế nào có một startup có thể đi nhẫn nha trên thế gian này?”

Trong một tuyên bố với Reuters, Hyundai cho biết công ty đã bán cổ phần ở Luxi vì đầu tư “không phù hợp với một mô hình kinh doanh công ty đã đeo đuổi,” mà không cần phải tiếp tục chăm chút.

Giám đốc đổi mới của Hyundai Youngcho Chi cũng cho biết các hạn chế về chia sẻ xe hơi của Hàn Quốc trong “các giờ cao điểm” không cụ thể là một lý do và hãng xe đi đến kết luận rằng Luxi sẽ không phát triển.

Hầu hết các công ty khởi nghiệp đều bất hợp pháp

Hyundai và Samsung cho hay họ đầu tư vào các startup trong nước và hải ngoại.

Gần với trụ sở của công ty, các startup Hàn Quốc giao tiếp với họ tiện hơn, Hyundai cho biết. Samsung nói với Reuters rằng công ty đã có một chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trong năm năm để thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương.

Tuy nhiên, nhiều người nói rằng chaebol chuyển dịch quá chậm.

“Sự thành công của Hàn Quốc được kiến tạo trên một chiến lược chạy theo nhanh, nhưng các đối thủ Trung Quốc bắt kịp rất nhanh,” Hwang Sungjae, một đồng sáng lập hãng Fluency, một startup AI được Samsung mua lại hồi năm ngoái, bình luận. “Các công ty bây giờ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đổi mới sáng tạo thông qua các startup, nhưng họ không đầu tư đủ nhanh. Tôi cho rằng các công ty Hàn Quốc có nguy cơ tụt hậu rất cao.”

Các quy định là một thách thức khác.

Luật lệ Hàn Quốc sẽ ngăn chận hoàn toàn hoặc một phần khoảng 70% top 100 số startup của thế giới do quy mô đầu tư, khiến cho họ không đem được dịch vụ đến cho đất nước, theo nghiên cứu chung của Google Campus Seoul và Asan Nanum Foundation. Trong số các startup đó có Airbnb, Uber, và Ant Financial của Trung Quốc.

Hồi tháng hai, nhà mạng nhắn tin di động hàng đầu của Hàn Quốc Kakao mua Luxi 25 triệu USD, nhưng công ty vẫn bị cản trở bởi các quy định đi chung xe, và vẫn chưa khởi động vì các phản đối mạnh mẽ của giới tài xế taxi.

Một tài xế taxi phản đối đã tự thiêu và chết hồi tuần qua, và các tài xế trong công đoàn cho rằng họ sẽ tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ trong tuần này.

Kakao cho biết đã lùi thời gian khởi động dịch vụ đi chung xe lại sau vụ tự thiêu.

Bộ giao thông vận tải Hàn Quốc từ chối bình luận.

Các quy định cũng cấm các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, bất động sản, nhà nghỉ và nhà hàng tại Hàn Quốc.

Chính phủ đã đề xuất một luật mới để dỡ bỏ những hạn chế đó, nhưng một quan chức cao cấp thừa nhận điều đó không dễ dàng và nhanh chóng.

“Điểm mấu chốt là chúng ta phải tiến tới đổi mới sáng tạo, nhưng phải mất rất nhiều thời gian và là một tiến trình khó khăn để hòa giải các lợi ích hiện có,” một quan chức chính phủ ở Bộ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Startup nói với Reuters. “Trong thực tế, chúng ta có thể đơn giản bỏ qua các lợi ích hiện có. Không có câu trả lời minh bạch.”

Quan chức này từ chối nêu danh tính do tính nhạy cảm của vấn đề.

“Anh có nằm mơ không?”

Nhiều doanh nghiệp mạo hiểm Hàn Quốc tập trung vào các ứng dụng chỉ áp dụng tại địa phương, khiến cho chúng khó bán cho các công ty toàn cầu, một quan chức Samsung Electronics nói với Reuters, với điều kiện không nêu danh tính vì ông ta không được phép trao đổi với truyền thông.

Từ năm 2016, Samsung Electronics đã mua cổ phần thiểu số trong chín startup, chỉ có một startup có trụ sở tại Hàn Quốc, theo hãng nghiên cứu công ty CEO Score.

Hyundai Motor đã đầu tư cả thảy 85 tỷ won (75,11 triệu USD) tiền cổ phần thiểu số vào 15 startup nước ngoài trong ba năm qua, so với 28 tỷ won đầu tư cho năm doanh nghiệp mạo hiểm địa phương trong cùng giai đoạn, CEO Score cho biết.

Quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại San Francisco, một trong những nhà đầu tư đầu tiên vào Grab, cho biết họ đã xem xét các doanh nghiệp xe hơi chia sẻ tại Hàn Quốc là một đầu tư khả dĩ, nhưng quyết không đầu tư vì các hạn chế pháp lý.

“Môi trường pháp lý không thuận lợi đối với các nhà đầu tư như chúng tôi,” Jeffrey Lim, giám đốc văn phòng 500 Startups của Hàn Quốc, nói với Reuters.

Tuy nhiên, có những ngành ở Hàn Quốc mang đến những cơ hội, như nhạc pop, trò chơi trực tuyến, và mỹ phẩm, Lim nói.

500 startups đã đầu tư 6,5 tỷ won vào 30 công ty Hàn Quốc từ năm 2015, trong đó có ứng dụng radio Spoon hiện đang hoạt động ở Đông Nam Á và Nhật Bản.

Các đối thủ nước ngoài ổn định khác cũng hỗ trợ các startup Hàn Quốc bất chấp các thách thức.

Softbank của Nhật Bản đã đầu tư vào hơn 20 công ty công nghệ ở Hàn Quốc từ năm 2012, theo hãng cung cấp dữ liệu vốn mạo hiểm CB Insights, trong đó có 2 tỷ USD đầu tư vào công ty bán lẻ Coupang hồi tháng 11.

Startup Hàn Quốc Viva Republica điều hành ứng dụng chuyển tiền Toss hồi tuần trước huy động được 80 triệu USD từ các nhà đầu tư Mỹ trong đó có Kleiner Perkins và Ribbit Fund. Hãng được định giá đến 1,2 tỷ USD.

Rhee Moo-weon, giáo sư quản lý tại Đại học Yonsei ở Seoul, cố vấn cho Samsung, Huyndai và chính phủ Hàn Quốc, cho biết, xu hướng của các tập đoàn Hàn Quốc là tránh rủi ro và tránh xa các mối quan hệ đối tác làm cho họ chậm hơn các đối thủ nước ngoài trong việc thích ứng với các công nghệ đang thay đổi rất nhanh.

Năm 2003, Samsung bỏ lỡ cơ hội mua lại nhà sản xuất nhỏ hệ điều hành Android, chỉ hai tuần trước khi Google mua hãng đó với giá ưu đãi 50 triệu USD, theo cuốn sách xuất bản năm 2013 của Fred Vogelstein “Không chiến: Làm thế nào Apple và Google tham chiến và bắt đầu một cuộc cách mạng”.

Khi nhà sáng tạo Android Andy Rubin giới thiệu công ty của ông với Samsung, một giám đốc điều hành Samsung nói với ông, “Anh có nằm mơ không? Anh và đạo quân nào đang tiến và tạo ra điều đó? Anh chỉ có sáu người. Anh có ngáo không?,” theo cuốn sách thuật lại.

Nhưng Samsung cho biết họ không thể xác nhận nội dung của cuốn sách.

Tư duy bên ngoài Hàn Quốc

Khi tập đoàn giàu tiền lắm bạc vẫn là những kẻ mua bất đắc dĩ, chỉ có 3% startup Hàn Quốc có thể thu hồi vốn đầu tư của họ thông qua doanh số trong năm 2017, theo Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Hàn Quốc.

Điều đó khiến cho IPO là một trong những tùy chọn thoát hiểm, nhưng phải mất 12 năm để các startup Hàn Quốc ra công chúng – “một sự lâu lắc” so với Silicon Valley nơi chỉ cần sáu đến bảy năm, theo hãng tư vấn McKinsey & Co.

Mãi đến năm ngoái, Hàn Quốc mới đưa ra “quy định niêm yết Tesla” cho phép các startup thua lỗ niêm yết trên thị trường công nghệ Kosdaq mới lập. Tên của thị trường được theo tên của nhà sản xuất ô tô thua lỗ tám năm sau khi ra công chúng vào năm 2010, nhưng trị giá 63 tỷ USD.

Tới nay, chỉ mới có nền tảng thương mại điện tử Cafe24 đã sử dụng quy định Tesla để niêm yết. Kể từ khi niêm yết hồi tháng hai, cổ phiếu của công ty tăng 25%.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng còn một chặng đường dài để đi.

Seo Seung-woo, một giáo sư và là doanh nhân, người đã chuyển startup do ông điều hành đến Thung lũng Silicon năm ngoái, cho biết, “Các quan chức của Chính phủ đang cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu của các bên liên quan nên chẳng đạt được giải pháp nào cả. Theo tôi, đừng tơ hào đến việc lập một startup ở Hàn Quốc. Hãy tư duy bên ngoài Hàn Quốc.

Trần Bích (Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao các startup Hàn Quốc khó tồn tại?