Chỉ vì người tới chụp hình, quay phim ngày một đông và khiến cuộc sống cư dân trong hẻm trăm tuổi ở khu vực Q.5, TP.HCM bị xáo trộn nên mới đây, một tấm biển cấm quay phim, chụp hình đã được dựng lên.

Vì sao con hẻm cổ xưa ở Sài Gòn cấm quay phim, chụp hình?

thyhang | 09/09/2020, 15:12

Chỉ vì người tới chụp hình, quay phim ngày một đông và khiến cuộc sống cư dân trong hẻm trăm tuổi ở khu vực Q.5, TP.HCM bị xáo trộn nên mới đây, một tấm biển cấm quay phim, chụp hình đã được dựng lên.

Tấm biển cấm quay phim, chụp hình ở hẻm Hào Sĩ Phường (P.11, Q.5, TP.CHM) được treo lên vì nhiều lý do.

Trả lời Zing về tấm biển cấm ở hẻm Hào Sĩ Phường, đại diện UBND phường 11 cho biết đây là quy định do khu phố tự đề ra. Trước đó, nhiều người dân tại đây đã phản ánh bức xúc về việc du khách, đoàn quay phim làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

"Hào Sĩ Phường được chọn làm điểm giới thiệu, quảng bá du lịch của quận 5 nói riêng và thành phố nói chung. Tuy nhiên, không phải hộ dân nào cũng đồng ý để người ngoài tới quay phim, chụp ảnh”, vị đại diện này chia sẻ.

Con hẻm nhỏ với tuổi đời cả trăm năm có kiển trúc và cảnh quan đẹp. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những du khách kém ý thức đến đây chụp hình khiến cuộc sống cư dân ở đây bị xáo trộn và phiền hà

Cách đây khoảng 3 - 4 năm nếu nhắc tới Hào Sĩ Phường chắc chẳng mấy ai biết ngoại trừ những người sinh sống hoặc lớn lên ở khu người Hoa quận 5. Bởi đây là một trong những con hẻm cổ nhất của Sài Gòn, nó tồn tại ở đó ngót nghét cũng đã hơn 100 năm với khoảng vài chục hộ dân cùng sinh sống trên 2 tầng lầu. Thoạt nhìn thì đôi chỗ kiến trúc của nó giống với các biệt thự cổ, nhưng cách mà các gia đình sinh sống lại giống như kiểu chung cư thời bây giờ, chỉ có điều là tất cả mọi thứ ở đây đều đã cũ kỹ, nhuốm màu của thời gian.

Thế nhưng chính vì cái sự "bạc màu" theo năm tháng ấy mà Hào Sĩ Phường đã trở thành chốn mang lại vô số nguồn cảm hứng cho các bạn trẻ và cả những thợ nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Rồi những hình ảnh xuất hiện liên tục trên báo chí và mạng xã hội, dành lời khen cho cảnh quan, kiến trúc nơi này nên rất nhiều khách trong và ngoài nước tìm đến chụp hình.

Vào khoảng năm 2017 - 2018, Hào Sĩ Phường liên tục xuất hiện trên các trang báo, trang tin và cả những trang chuyên đăng ảnh nổi tiếng, nào là "con hẻm chụp ảnh cổ đẹp nhất ở Sài Gòn", "con hẻm đậm chất Hongkong bên hông Chợ Lớn", "nơi nhất định bạn phải biết nếu muốn có một bộ ảnh đẹp mang phong cách vintage tại quận 5",...

Và rồi, con hẻm này bỗng trở nên nổi tiếng.

Vào thời gian ban đầu, người dân khá thích thú và thoải mái khi có một số bạn trẻ, nhiếp ảnh gia hay khách nước ngoài ghé thăm. Họ còn trò chuyện thoải mái và chia sẻ về cuộc sống, văn hóa nơi đây. Thế nhưng, lượng người ra vào mỗi lúc một đông, rồi có những người cười to, làm ồn, vứt rác khiến cư dân ở đây bức xúc, trong đó ảnh hưởng đến những người lớn tuổi.

Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Và một tấm biển đã được treo lên.

Việc treo biển cấm ở con phố cổ này không phải là hiếm có. Chuyện này đã từng xảy ra ở nhiều địa điểm như chung cư Tôn Thất Đạm, phố đèn lồng Lương Nhữ Học, chung cư Trần Hưng Đạo, hẻm 15B Lê Thánh Tôn,...

Đối với người thích chụp ảnh, mê cái đẹp, thích tìm hiểu văn hóa của Sài Gòn,... thì dĩ nhiên khi tìm được một địa điểm như Hào Sĩ Phường chắc chắn ai cũng sẽ thích đến phát mê, mong có một tác phẩm "để đời" với góc phố cổ này. Nhưng việc gìn giữ và trân trọng nó thì không phải ai cũng biết.

Minh An (T/H)
Bài liên quan
Lung linh sắc màu đêm khai mạc lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024
Tối 21.4, tại Khu du lịch Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh - Thanh âm ngày nắng mới”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao con hẻm cổ xưa ở Sài Gòn cấm quay phim, chụp hình?