Các cáo buộc chiếm đoạt văn hóa và hành xử không fair-play tại Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh đã gây ra sự tức giận của người Hàn Quốc đối với Trung Quốc.

Vì sao giới trẻ Hàn Quốc ngày càng bất bình với cách hành xử của Trung Quốc?

Anh Tú | 18/02/2022, 15:45

Các cáo buộc chiếm đoạt văn hóa và hành xử không fair-play tại Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh đã gây ra sự tức giận của người Hàn Quốc đối với Trung Quốc.

Điều này biến biến một sự kiện thể thao trở thành một điểm căng thẳng khác giữa hai nước láng giềng có lịch sử nhiều va chạm về văn hóa và chính trị.

Tranh cãi từ Kim chi đến Hanbok

Các cuộc tranh cãi bắt đầu trong Lễ khai mạc khi một nghệ sĩ Trung Quốc mặc đồ giống trang phục truyền thống của Hàn Quốc "hanbok". Việc này khơi lại một cuộc tranh cãi trực tuyến kéo dài về nguồn gốc của một số di sản văn hóa được tìm thấy ở cả hai quốc gia, gồm cả kim chi, một món ăn chủ yếu của Hàn Quốc được làm bằng bắp cải lên men.

kimchi.jpg

Sau đó, hai vận động viên trượt băng tốc độ Hàn Quốc đã bị loại trong một cuộc tranh tài mà các vận động viên Trung Quốc đã giành chiến thắng chung cuộc. Người biểu tình tập hợp ở Seoul, tự tay xé cờ. Ngay cả những người hâm mộ của nhóm nhạc siêu sao K-pop BTS cũng tập hợp lại để bảo vệ các vận động viên trượt băng. NgườiTrung Quốc phản ứng bằng cách chỉ trích các vận động viên và nhà báo Hàn Quốc là "không biết xấu hổ."

Thế vận hội đã trở thành một trọng tâm mới để tăng cường tâm lý bài Hoa ở Hàn Quốc, đặc biệt là trong giới trẻ Hàn Quốc – những người khởi xướng các cuộc tấn công trực tuyến. Các cuộc tranh cãi thậm chí còn lan sang chính trường, với các ứng cử viên tổng thống đang hòa giọng thù địch Trung Quốc để kiếm phiếu của giới trẻ. Điều này đã làm phức tạp tương lai của mối quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa hai quốc gia.

Ha Nam-seok, một giáo sư nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc tại Đại học Seoul phân tích: “Những người Hàn Quốc trẻ tuổi và tự do coi Trung Quốc là một người chơi không đẹp trên trường toàn cầu, dựa trên những gì họ đã thấy về chính sách Bắc Kinh với báo chí, hoạt động xã hội và các phong trào dân chủ ở Hồng Kông”.

Tâm lý bài Hoa từ trẻ đến già ở Hàn Quốc

Ông cho biết làn sóng thù địch mới đối với Trung Quốc trong giới trẻ Hàn Quốc khác với tâm lý ý thức hệ của những người Hàn Quốc lớn tuổi có từ thời Chiến tranh Lạnh. Các chuyên gia cho biết giới trẻ Hàn Quốc đã rất tức giận vì sự vi phạm “fair-play”, một giá trị cốt lõi đối với những người sống giữa sự cạnh tranh khắc nghiệt của chế độ tư bản và dân chủ ở Hàn Quốc.

Những nhận thức về việc chơi thiếu "fair-play" này đã được hình thành kể từ năm 2017, khi Hàn Quốc phải chịu đòn trả đũa kinh tế không chính thức từ Trung Quốc sau khi Seoul chấp nhận kế hoạch triển khai hệ thống chống tên lửa của Mỹ được gọi là Phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối, hay THAAD. Các công ty Hàn Quốc có sự hiện diện của Trung Quốc phải đối mặt với sự tẩy chay, các chuyến du lịch từ Trung Quốc đến Hàn Quốc bị phong tỏa và các ca sĩ K-pop biến mất khỏi truyền hình Trung Quốc.

Một cuộc khảo sát vào cuối năm ngoái với khoảng 1.000 người Hàn Quốc cho thấy Trung Quốc được coi là quốc gia đe dọa nhất, với 72% số người được hỏi chỉ ra nước láng giềng châu Á của họ là “mối đe dọa lớn nhất”. Trong một phân tích của cuộc khảo sát, Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc của Seoul đã trích dẫn “Thái độ o ép và thiếu tôn trọng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng” là lý do dẫn đến quan điểm tiêu cực.

Cuộc đấu tranh mới nhất cũng diễn ra trong mùa bầu cử. Sau khi một nghệ sĩ Trung Quốc mặc hanbok tại Thế vận hội, ứng cử viên tổng thống của đảng cầm quyền Hàn Quốc, Lee Jae-myung, đã cảnh báo Trung Quốc “thèm khát văn hóa” của Hàn Quốc. Ứng cử viên đối lập chính, Yoon Suk-yeol, cho biết ông “chia sẻ cảm giác tức giận và thất vọng của các vận động viên Hàn Quốc” trước “phán quyết thiên vị” trong môn trượt băng tốc độ.

Học giả Ha Nam-seok cho biết: “Trong bối cảnh một cuộc đua sát nút, các ứng cử viên đang tận dụng tâm lý bài Hoa để đạt được lợi ích chính trị, đó là một bước đi mạo hiểm, nếu như biết Trung Quốc là một đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng như thế nào”.

Nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, đây vừa là nguồn nhập khẩu lớn nhất vừa là điểm đến xuất khẩu lớn nhất. Về mặt ngoại giao, Hàn Quốc cần sự hỗ trợ từ đồng minh Trung Quốc để thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và thúc đẩy quan hệ hòa bình.

Trong khi đó, Yang Yanlong, một học giả tại Đại học Sơn Đông, Trung Quốc, chuyên nghiên cứu về quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, đã viết trong một bài đăng trên blog: “Sự khác biệt về văn hóa giữa các nước láng giềng cũng là một vấn đề đối với Trung Quốc khi Bắc Kinh tìm cách tăng cường quan hệ ở châu Á trước sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Mỹ.

hanbok.jpg

Thế vận hội là một cơ hội để thúc đẩy giao lưu hữu nghị giữa hai nước láng giềng, đặc biệt là với sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc hiện nay”.

Ông Yang viết: “Chúng ta phải thức tỉnh thực tế rằng giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đã tụt hậu xa so với mối quan hệ kinh tế chặt chẽ của chúng ta, điều này gián tiếp cản trở việc tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chính trị”.

Người Trung Quốc cũng chỉ trích lại

Tuy nhiên, nhiều người Trung Quốc đã đáp trả quyết liệt các cuộc tấn công của Hàn Quốc. Những người theo chủ nghĩa dân tộc phản bác rằng chính người Hàn Quốc đã chiếm đoạt văn hóa của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Họ khôi phục một biệt danh cũ hơn cho Hàn Quốc, "đất nước trộm cắp", cho rằng hanbok thực chất là cốt cách của Trung Quốc, còn được gọi là sườn xám. Những người khác phàn nàn về những người Triều Tiên mà họ gặp ở Trung Quốc, chỉ trích họ là ồn ào và ngỗ ngược. Một người dùng đã hỏi: "Người Hàn Quốc có phải là con người không?"

hanbok.jpg

Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc cho biết người biểu diễn mặc hanbok để đại diện cho dân tộc thiểu số Triều Tiên của Trung Quốc và rằng Trung Quốc tôn trọng lịch sử và văn hóa Triều Tiên. Khoảng 2 triệu người dân tộc Triều Tiên sống ở đông bắc Trung Quốc.

Việc hai vận động viên trượt băng tốc độ đường ngắn Hàn Quốc Hwang Dae-heon và Lee June-seo bị truất quyền thi đấu đã đặc biệt gây chấn động ở quê nhà, nơi môn thể thao này cực kỳ phổ biến. Vào ngày 7.2, cả hai đã bị phạt vì tiếp xúc phạm quy trong trận bán kết của cuộc đua 1.000 mét nam. Các vận động viên trượt băng Trung Quốc sau đó đã giành huy chương vàng và bạc trong trận chung kết.

Án kỷ luật đối với hai vận động viên trượt băng, đặc biệt là kỷ lục gia thế giới Hwang, khiến người Hàn Quốc cáo buộc rằng đã có hành động không công bằng có lợi cho nước chủ nhà. Phái đoàn Hàn Quốc tham dự Thế vận hội Bắc Kinh đã đệ đơn khiếu nại lên Liên minh Trượt băng Quốc tế và Ủy ban Olympic Quốc tế. Truyền thông của Hàn Quốc cũng phản ứng giận dữ với quyết định này và xu hướng xúc phạm thô bạo đối với người Trung Quốc trên Twitter.

Cuối ngày hôm đó, một sinh viên Trung Quốc ở thành phố Busan của Hàn Quốc đã bị hai người đàn ông Hàn Quốc tấn công. Cảnh sát Busan cho biết vụ tấn công không liên quan rõ ràng đến tranh cãi tại  Thế vận hội, nhưng Bộ Ngoại giao Bắc Kinh cho biết họ “rất chú ý đến vấn đề này”.

laubuc.jpg

Sự thù địch đã lên đến mức hai ngày sau, vận động viên trượt băng nghệ thuật người Hàn Quốc Cha Min-kyu trước khi đứng lên nhận huy chương bạc đã dùng tay phủi bụi bục danh dự. Hành động của anh hàm ý chê bục huy chương ở Thế Vận Hội không sạch sẽ và ngay lập tức bị cư dân mạng Trung Quốc chỉ trích.

Trước những mâu thuẫn liên tiếp xảy ra, Trigger Trend, một blog của Trung Quốc về phân tích xã hội và kinh tế, đã cáo buộc truyền thông Hàn Quốc thiên vị, cư dân mạng Hàn Quốc về sự thô tục và công chúng Hàn Quốc nói chung là quá nhạy cảm, với “trái tim thủy tinh”.

Bài báo viết: “Có thể nói, chưa bao giờ thái độ của giới chính trị Hàn Quốc đối với Trung Quốc lại gay gắt như lúc này. Sự bất hòa giữa Trung Quốc và Hàn Quốc trong Thế vận hội Mùa đông không phải là ngẫu nhiên. Chúng tôi có thể kết luận rằng đây mới chỉ là sự khởi đầu".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao giới trẻ Hàn Quốc ngày càng bất bình với cách hành xử của Trung Quốc?