Sau thời Nam Tống, khi khí hậu ổn định và nước sông Hoàng Hà được chuyển hướng sang sông Hoài để đổ ra biển. Hệ quả là Lương Sơn Bạc bị mất nguồn cung cấp nước và dần dần bị thu hẹp.

Vì sao Lương Sơn Bạc lừng danh trong Thủy Hử giờ biến mất?

An Tu | 08/02/2023, 07:45

Sau thời Nam Tống, khi khí hậu ổn định và nước sông Hoàng Hà được chuyển hướng sang sông Hoài để đổ ra biển. Hệ quả là Lương Sơn Bạc bị mất nguồn cung cấp nước và dần dần bị thu hẹp.

Lương Sơn Bạc là một địa danh mà nhắc đến là mọi người nghĩ ngay đến nơi 108 anh hùng tề tựu, ăn thịt bằng cân, uống rượu bằng vò trong tác phẩm Thủy hử. Triều đình gọi đó là sào huyệt của bọn cướp, nhiều lần đòi quét sạch Lương Sơn, lấp Thủy Bạc để “bắt sống Cập Thời Vũ, trói chặt Trí Đa Tinh” nhưng đánh mãi mà không thắng. Cứ cử đoàn quân nào đến đây thì chẳng những mất sạch quân mà còn theo về tụ nghĩa ở Lương Sơn như Đại Đao Quan Thắng, Song Chiên Hô Diên Chước, Thánh Thủy tướng quân Đan Đình Khuê, Thần hỏa tướng quân Ngụy Định Quốc, Oanh thiên lôi Lăng Chấn…

Do biến đổi khí hậu, thay đổi thủy văn

Trong tác phẩm của Thi Nại Am, Thủy bạc quanh Lương Sơn rộng tới 800 dặm. Vậy Lương Sơn đâu, Thủy bạc đâu? Vào thời Bắc Tống cũng chính thời vùng nước Lương Sơn Bạc đạt mức cực đại về mặt diện tích mà tại sao giờ không còn?

Nhưng cảnh tượng hùng vĩ này không phải từ thời cổ đại, mà có liên quan đến cấu trúc của Lương Sơn Bạc. Gọi đây là vũng nước khổng lồ cũng được vì mực nước lên xuống trong hồ hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nước sông bơm vào. Con sông tiếp dòng nước cho Lương Sơn Bạc chính là sông Hoàng Hà với nguồn nước vô tận.

Tiền thân của Lương Sơn Bạc, là Đại Dã Trạch nguyên là một khu vực ngăn lũ của sông Hoàng Hà, nơi nhận một lượng lớn nước sông Hoàng Hà qua con kênh Cổ Tế hằng năm. Đến cuối thời nhà Đường và thời Ngũ đại, khí hậu Trung Quốc bắt đầu bước vào thời kỳ chuyển giao giữa lạnh và ấm, lượng mưa trên diện rộng đã trở thành quy luật ở trung lưu sông Hoàng Hà. Điều này làm cho nước sông Hoàng Hà thường xuyên dâng cao và phá vỡ đê nhiều lần, và một lượng lớn phù sa đổ vào Đại Dã Trạch. Bên này của Đại Dã Trạch được bồi thì bên kia bị lở và dần dần đã đẩy Đại Dã Trạch di chuyển từ nam lên bắc bao vây núi Lương Sơn ở phía bắc và Lương Sơn Bạc bắt đầu hình thành.

Hai lần Hoàng hà dâng cao vào năm Thiên Hi thứ ba (1019) và năm Hi Ninh thứ 10 (1077) trong triều đại Bắc Tống đã làm cho Hồ Lương Sơn cuối cùng đạt đến đại cảnh 800 dặm, từ đó người ta gọi là "Lương Sơn Bạc là vùng 800 dặm nước".

Vào thời Nam Tống, Chu Hy đã ghi lại trong "Thông Giám cương mục" rằng đã có 16 lần sông Hoàng Hà dâng cao như đại hồng thủy từ thời cổ đại, mà 9 lần trong số đó tập trung vào nửa thế kỷ ngắn ngủi của thời Ngũ Đại. Đến thời Bắc Tống tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn. Chính vì sự thay đổi mạnh mẽ của khí hậu mà sông Hoàng Hà nhiều lần bị nắn dòng và chuyển hướng, khiến một lượng lớn nước sông Hoàng Hà đổ vào Đại Dã Trạch và cuối cùng hình thành nên Lương Sơn Bạc.

Sau thời Nam Tống, khi khí hậu ổn định và nước sông Hoàng Hà được chuyển hướng sang sông Hoài để đổ ra biển. Hệ quả là Lương Sơn Bạc bị mất nguồn cung cấp nước và dần dần bị thu hẹp. Ngày nay, 800 dặm nước ở Lương Sơn không còn thấy nữa, chỉ còn lại một hồ Đông Bình nhỏ.

Tống Giang không hề ở Lương Sơn nhưng thảo khấu thì rất nhiều

Thực ra theo chính sử thì Tống Giang không hề cố thủ ở Lương Sơn mà là một nhóm cướp “hoành hành Hà Bắc và Kinh Đông”. Nhưng Lương Sơn tuy không phải là đại bản doanh của Tống Giang thì cũng là nơi trú ngụ của giặc cướp thời đó thật vì có khá nhiều ghi chép về cuộc nổi dậy ở Lương Sơn trong lịch sử nhà Tống. Khi triều Tống di xuống phía nam, Lương Sơn Bạc rơi vào tay nhà Kim, và ngư dân tên Trương Vinh đã tập hợp tàu bè ở đây để chống lại quân Kim.

Cần nhớ Lương Sơn Bạc thuộc Kinh đông lộ, và chỉ cách trung tâm kinh thành trù phú Khai Phong hơn 400 dặm. Đó là lý do mà triều đình nhà Tống hay Kim sẽ không dung thứ cho một ổ trộm cướp ngay dưới chân thiên tử. Vậy tại sao Lương Sơn Bạc lại liên tục nổi dậy trong triều đại Bắc Tống mãi cho đến khi nó cạn?

Từ thời cổ đại, vấn đề chính đầu tiên trong các cuộc nổi dậy là làm thế nào để có chỗ cố thủ chống lại sự đàn áp của triều đình. Vì vậy, có một căn cứ vừa dễ phòng thủ, vừa khó tấn công là điều kiện tiên quyết để nổi dậy. Về mặt này, Lương Sơn được thiên nhiên vô cùng ưu ái. Trong Thủy Hử, Tiều Cái và những người khác từ thôn Thạch Kiệt đã đánh bại 500 đội quân người của triều đình nhờ Lương Sơn rộng khiến quan quân không thể tập trung lực lượng. Sau đó, các anh hùng của Lương Sơn đã đánh bại quan quân Tế Châu, 2 lần chiến thắng Đồng Quán và ba phen đánh bại Cao Cầu cũng vì quân triều đình không thể tác chiến theo binh pháp.

Nước bao quanh là một yếu tố quan trọng hạn chế quy mô của cuộc bao vây và thảo phạt của Triều Đình. Trong "Thủy hử", Sài Tiến nói: "Để đến Lương Sơn Bạc, tuy chỉ có vài dặm nhưng là đường thủy, không có đường bộ, muốn đi thì phải đi thuyền".

Nếu triều đình muốn đánh Lương Sơn thì phải có thuyền. Theo yếu tố này, quan binh đến tróc thảo khấu Lương Sơn sẽ không thể dựa vào việc triều đình có thể cử bao nhiêu người, mà là triều đình có bao nhiêu chiến thuyền. So với việc huấn luyện binh lính, thời gian chuẩn bị cho một chiến thuyền lâu hơn. Điều này đã hạn chế đáng kể quy mô của quân đội triều đình tham chiến và giúp quân Lương Sơn có thêm thời gian để chuẩn bị cho việc phòng thủ. Nếu việc trấn áp gặp bất lợi, triều đình không thể tổ chức ngay đợt phản kích lần hai, thậm chí phải chọn cách phòng thủ bị động khi tổn thất rất cao.

Địa hình của Lương Sơn bạc là đồng nước lắm đầm lầy nhiều lau sậy. Còn đường thủy cho tàu thuyền đi lại như một con đường ngoằn ngoèo ẩn hiện trong đám lau sậy. Nếu không có hoa tiêu dẫn đường, thuyền rất dễ bị lạc. Trong một số trận chiến trong "Thủy hử", các anh hùng Lương Sơn lợi dụng sự thông thuộc đường thủy, dưới tán lau sậy dẫn quan quân vào sâu trong bến hẹp mà họ mai phục.

Ngoài ra, những cây sậy cao bằng đầu người cũng trở thành tấm áo tàng hình đương nhiên của quân Lương Sơn. Trong cuốn "Tôn công đàm phố" của Lưu Diên Thế, có viết rằng các quan chức quận đã dựng một cái đài cao để dò xét sự di chuyển giữa những đám lau sậy ở Lương Sơn Bạc. Chi tiết này cho thấy không dễ để quan sát động tĩnh của quân Lương Sơn khi họ hoạt động. Một khi quân thảo khấu đã chui vào lớp lau sậy, rất khó để quan quân lần được dấu vết của họ.

Để tiêu diệt thảo khấu chiếm núi làm phản, ngoài việc trực tiếp xông vào, triều đình thường áp dụng chiến thuật bao vây, khiến quân bị bao vây phải ra hàng khi lương thảo cạn kiệt. Nhưng chiến thuật này gần như vô giá trị trong Lương Sơn Bạc.

Trước hết, Lương Sơn Bạc vốn là một cái hồ lớn nên không lo về nguồn nước như khi đóng quân cố thủ trên núi. Không chỉ vậy, tự vùng nước 800 dặm rất dồi dào về sản phẩm. Từ củ sen và các loại thực vật khác, đến nhiều loại cá, tôm, sông nước đều có thể đáp ứng được những nguồn cung cấp sinh hoạt cơ bản. Thứ hai, vùng hồ rộng lớn này với lau sậy rậm rạp, đường thủy dọc ngang ngoằn ngoèo khó tìm, không biết có bao nhiêu cảng cóc, đường mòn lối mở. Do vậy, việc ngăn nguồn tiếp tế cho bên trong là việc quá sức với quân triều đình thời xưa vốn không có UAV hay ảnh chụp vệ tinh.

Và cái khó nhất cản Lương Sơn hình thành thảo khấu là không ngăn được khao khát đi làm cướp ở khu vực này.

Trong bất kỳ thời đại nào, dân đói khổ bị dồn vào đường cùng cũng có thể trở thành cướp. Nguyên nhân sâu xa khiến bọn cướp hoành hành ở Lương Sơn Bạc ở đây là do người dân không thể sống tiếp.

Có những thảm họa thiên tai và thảm họa nhân tai ở đây. Về thiên tai, vào thời Bắc Tống, sông Hoàng Hà bốn lần đập vỡ đê, nước chảy ào ạt chảy vào Lương Sơn. Mỗi lần như thế, người dân lại mất sạch. Đất đai canh tác mà họ dựa vào để kiếm sống bị nhấn chìm, nhà cửa trôi theo dòng nước. Ví dụ, sông Hoàng Hà bị vỡ vào năm Hy Ninh thứ 10 đã phá hủy hàng chục nghìn ngôi nhà và làm ngập lụt 300.000 khoảnh ruộng.

Sau trận lụt, diện tích nước ở Lương Sơn Bạc mở rộng nhanh chóng cũng đồng nghĩa với việc diện tích đất canh tác giảm mạnh, và một số lượng lớn nông dân bị phá sản và trở thành lưu dân. Trong các triều đại trước đây, lưu dân bất ổn là lực lượng chính của các cuộc nổi dậy và phản loạn.

Về nhân tai, vào năm Chính hòa nguyên niên, Tống Huy Tông ban hành chỉ dụ thành lập "Tây thành quát điền sở " để đánh thuế thật nặng những người đánh cá ở Lương Sơn Bạc dựa theo kích thước thuyền. Ai không chấp hành sẽ bị trừng phạt như kẻ cướp. Việc triều đình đánh thuế nặng “hàng ngày, hàng tháng, không mệt mỏi” cuối cùng đã đẩy những người đánh cá ở Lương Sơn Bạc kiểu 3 anh em họ Nguyễn vào ngõ cụt và họ bỏ vào Lương Sơn làm cướp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chung cư Hà Nội 'ngáo giá' và cảnh báo nguy cơ vỡ 'bong bóng'
Theo báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường, căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong nhiều năm gần đây.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Lương Sơn Bạc lừng danh trong Thủy Hử giờ biến mất?