Trong dự thảo "Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP.Hà Nội” đang được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đưa ra lấy ý kiến thì có việc nêu tên những cá nhân có hành vi xấu nơi công cộng hay ăn mặc phản cảm khi ra đường.

Việc nêu tên người ăn mặc 'phản cảm': Xâm phạm quyền cá nhân

Haiyen | 06/02/2017, 15:55

Trong dự thảo "Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP.Hà Nội” đang được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đưa ra lấy ý kiến thì có việc nêu tên những cá nhân có hành vi xấu nơi công cộng hay ăn mặc phản cảm khi ra đường.

Dự thảo “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP.Hà Nội” gồm ba chương, 14 điều, nêu rõ các tổ chức và cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham quan, học tập trên địa bàn phải tôn trọng không gian chung của cộng đồng; ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực; trang phục lịch sự, phù hợp hoàn cảnh, chuẩn mực xã hội; quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ người khuyết tật, phụ nữ có thai, người già, trẻ em; đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.

Nội dung bộ quy tắc nêu rõ các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại quy tắc ứng xử này, tùy mức độ sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp vi phạm pháp luật sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định. Ngoài ra, các trường hợp có hành vi đẹp, thực hiện tốt quy tắc sẽ được biểu dương, khen thưởng theo quy định.

Chia sẻ ý kiếnvề những quy tắc trong dự thảo trên, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng chỉ có thểngăn cản người dân có hành vi xấu nơi công cộng bằng cách lên án chứ không thể can thiệp bằng quy chế. Nếu nêu tên hay đưa ra chế tài phải có người thực thi, có những quy định rõ ràng để người dân hiểu rõ.Đừng để cho người dân ngao ngán vì những quy tắc đưa ra mà không thực hiện được.

Việc nêu tên người ăn mặc phản cảm nơi công cộng là vi phạm quyền công dân và người dân có thể kiện

Cũng đưa ra ý kiếnvề vấn đề này với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng: "Bộ Quy tắc ứng xử của Sở Văn hóa không phải văn bản quy phạm nên rất khó bắt buộc mọi người tuân thủ. Chính bản thân chúng ta cũng rất khó xác định thế nào là nói tục hoặc ăn mặc phản cảm, nên rấtkhó áp dụng quy định xử phạt;thậm chí việc này có thểquấy nhiễu người khác nếu làm không đúng chức năng, nhiệm vụ. Việc công khai danh tính người dân vi phạm sẽ vấp phải nhiều phản đối bởi lẽ đây là chuyện đời tư cá nhân, liên quan đến quyền con người".

Cũng theo ông Bình, khía cạnh ăn mặc phản cảm không thể quy địnhthành luật vì đây là trạng thái tâm lý của số đông khi đánh giá về hành vi, hình thức của một cá nhân, tổ chức nào đó. “Thay vì đưa ra quy tắc, Hà Nội có thể tổ chức truyền thông tuyên truyền về những giá trị nhân văn, ứng xử nơi công cộng. Khi cả cộng đồng trở lại hệ giá trị cơ bản thì những cá thể sai khác, đi ngược với giá trị chung ắt sẽ bị cô lập. Từ đóhọ sẽ chủ động thay đổi theo cái đúng mà không cần bất cứ hình thức xử phạt nào", ông Bình nhận định.

Trong khi đó, đứng dưới góc độmột luật sư, ôngNguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) khẳng định việc ăn, mặc là quyền tự do của cá nhân. Khái niệm “trang phục hở hang, gây phản cảm” hoàn toàn cảm tính bởi chưa được bất kỳ nhà khoa học hay cơ quan chức năng nào quy định cụ thể. Mỗi người đều có cảm nhận riêng, điều đó phụ thuộc vào thói quen, nếp nghĩ, cảm giác của từng người. Việc ăn mặc hở hang, phản cảm khi biểu diễn, cơ quan chức năng đã áp dụng mức xử phạt hành chính đối với một số ca sĩ, người mẫu. Tuy nhiên, rất ít trường hợp người dân bị nêu tên, xử phạt.

Bên cạnh đó, dự thảo của Sở Văn hóakhông viện dẫn căn cứ, cụ thể hóa quy định nào của hiến pháp, pháp luật, nghị định, thông tư, quyết định... trong hệ thống pháp luật hiện hành là không đúng luật ban hành văn bản.Việc nêu tên người vi phạm trên phương tiện truyền thông là sai với nguyên tắc xử phạt hành chính, không có ở trong bất cứ văn bản quy phạm nào. Thậm chí, có những người sẽ không chịu được áp lực khi đối mặt với dư luận khi bị nêu tên, sẽ tạo ra những làn sóng phản đối ngầm, gây ảnh hưởng tới xã hội.

"Nếu quy định như bộ quy tắc này thì ai là người có thẩm quyền xử lý, xử phạt... trong khi hình thức bộ quy tắc không căn cứ vào quy định quy phạm phápluật nào. Việc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử văn hóa là rất tốt, tuy nhiênkhi xây dựng cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật khác xem có trùng lặp về nội dung, thẩm quyền hay không để quy tắc thực sự đi vào cuộc sống", luật sư Thơm viện dẫn.

Luật sư Thơm cũng cho rằng việc nêu tênphải xem xét có phù hợp với quyền con người, quyền công dân được quy định trong luật và hiến pháp Việt Namhay không, vì sau này giả sử áp dụng quy định đó, người dân có thểsẽ khiếu kiện thành phố Hà Nội để bảo vệ danh dự của mình. Theo luật sư Thơm, việc Hà Nội cần làm trước tiênchính làgiáo dục, tuyên truyềnđến người dân chứ không thể thực hiện bằng cách đưa tên của người khác lên các phương tiện truyền thông khi không hề có trongchế tài nào.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việc nêu tên người ăn mặc 'phản cảm': Xâm phạm quyền cá nhân