Tình trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam ngày càng trầm trọng, tỷ số giới tính nam tăng cao mỗi năm, nếu không quyết liệt và triệt để nhằm đảm bảo cân bằng giới tính thì đến năm 2050 Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ. Điều này sẽ khiến một bộ phận nam giới phải kết hôn muộn, không có khả năng kết hôn…

Việt Nam có nguy cơ thiếu khoảng 4 triệu phụ nữ vào năm 2050

Hồ Quang | 20/06/2016, 14:10

Tình trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam ngày càng trầm trọng, tỷ số giới tính nam tăng cao mỗi năm, nếu không quyết liệt và triệt để nhằm đảm bảo cân bằng giới tính thì đến năm 2050 Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ. Điều này sẽ khiến một bộ phận nam giới phải kết hôn muộn, không có khả năng kết hôn…

Ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết như thế tại Hội thảo “Đại biểu dân cử với chính sách pháp luật về bình đẳng giới và dân số - phát triển” diễn ra sáng nay (20.6).

Theo ông Tân dù Việt Nam xuất hiện tình trạng mất cân bằng giới tính sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc nhưng tình trạng mất cân bằng giới tính đã tăng nhanh một cách chóng mặt. Cụ thể trong năm 2006 tỷ số giới tính nam/ nữ là 108/100, năm 2013 lên đến 113,2/100, năm 2014 và 2015 vẫn tiếp tục giữ ở mức mất cân bằng giới tính cao lần lượt là 112,2/100 và 112,8/ 100.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng lan rộng từ nông thôn đến thành thị và ở tất cả 6/ 6 vùng toàn quốc bao gồm cả Tây Nguyên và Đồng bằngsông Cửu Long. Tại cấp tỉnh năm 2015 có tới 48/63 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh là 108 trở lên, trong đó có 15 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh rất cao lên từ 115 trở lên.

“Nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt, triệt để ngay từ bây giờ, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050. Điều đó sẽ dẫn tới phá vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn, không có khả năng kết hôn, gia tăng tình trạng mua bán phụ nữ, trẻ em gái, mại dâm, bạo hành giới , tội phạm xuyên quốc gia…gây mất ổn định trật tự an ninh, an toàn xã hội và dẫn đến những hệ lụy cho sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc”, ông Tân cảnh báo.

Bên canh đó, cũng theo ông Tân, tỷ suất sinh thô ở các địa phương trong cả nước có sự chênh lệch cao. Trong khi mức sinh ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng Bằng công Cửu Long rất thấp, dưới mức sinh thay thế - 2,1con/ người phụ nữ (chỉ có 1,56 con ở Đông Nam Bộ và 1,84 con ở Đồng bằng sông Cửu Long) thì các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng song Hồng và Tây nguyên lại cao hơn nhiều so với mức sinh thay thay thế.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
một giờ trước Thị trường và chính sách
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam có nguy cơ thiếu khoảng 4 triệu phụ nữ vào năm 2050