Trong Đề án Chuyển đổi số quốc gia, mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam sẽ nằm trong Top 20 thế giới và Top 3 ASEAN về chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Ngoài ra, còn có mục tiêu xây dựng Chính phủ minh bạch và hiệu quả hơn, lọt Top 50 về chỉ số Chính phủ điện tử.

Việt Nam đặt mục tiêu lọt Top 50 về chỉ số Chính phủ điện tử

Thu Anh | 09/08/2019, 20:34

Trong Đề án Chuyển đổi số quốc gia, mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam sẽ nằm trong Top 20 thế giới và Top 3 ASEAN về chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Ngoài ra, còn có mục tiêu xây dựng Chính phủ minh bạch và hiệu quả hơn, lọt Top 50 về chỉ số Chính phủ điện tử.

Người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2019 (Vietnam ICT Summit 2019) diễn ra ngày 8.8, ông Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục Tin học hoá (Bộ TT-TT) đã chia sẻ về Đề án Chuyển đổi số quốc gia.

Trong đó, mục tiêu của Đề án đến năm 2030 sẽ nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế thông qua các mục tiêu như kinh tế số tăng trưởng hàng năm 20%,năng suất lao động tăng trưởng hàng năm 8 - 10%; Top 20 thế giới và Top 3 ASEAN về chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Ngoài ra, còn có mục tiêu xây dựng Chính phủ minh bạch và hiệu quả hơn, lọtTop 50 về chỉ số Chính phủ điện tử.

Ngoài ra, Đề án cũng đặt ra mục tiêu bao gồm xây dựng một xã hội số, trong đó 100% người dùng di động được sử dụng thanh toán di động, định danh điện tử được phát triển và sử dụng rộng rãi. Người dân được sống an toàn, hạnh phúc trên không gian mạng và 100% người dân có điện thoại thông minh, sử dụng Internet băng rộng.

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - Ảnh: T.A

Theo ông Phúc, tầm nhìn của Đề án chuyển đổi số Quốc gia sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia số và nền kinh tế số hàng đầu trong khu vực, nơi thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Bên cạnh đó, mọi người đều có thể tham gia, không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số, đồng thời giữ gìn những giá trị cơ bản của con người.

Vì vậy, Đề án Chuyển đổi số quốc gia nêu rõ phương châm thực hiện phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; Bảo vệ giá trị căn bản của con người, văn hóa, chủ quyền quốc gia; Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm động lực thúc đẩy chuyển đổi số.

Thông minh hóa các lĩnh vực

Theo ông Phúc, trong quá trình chuyển đổi số, Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức. Cụ thể, các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản nếu chậm chuyển đổi số; vấn đề bảo vệ tính riêng tư; nguy cơ an ninh mạng; hình thành các mối quan hệ mới trong không gian mạng chưa có tiền lệ; thiếu nhân lực ICT; nguy cơ mất việc làm vì chuyển đổi số.

Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức, Cục trưởng Cục Tin học hóa cho rằng Việt Nam cũng đang có không ít cơ hội cho nền kinh tế khi chuyển đổi số. Cụ thể, Việt Nam có thể thoát bẫy thu nhập trung bình; thông minh hoá các lĩnh vực kinh tế xã hội (giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp, điện lực…); tăng năng suất lao động; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; tăng cường hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bên cạnh đó là những cơ hội cho xã hội gồm công khai minh bạch, giảm tham nhũng; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách số; giúp Chính phủ phát huy hiệu quả.

Lộ trình chuyển đổi số của Việt Nam gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2020 – 2022) sẽ tăng tốc, bao gồm việc đẩy nhanh số hóa các lĩnh vực, các ngành công nghiệp, chuyển đổi số nền kinh tế, chuyển đổi xã hôi, chuyển đổi số cơ quan nhà nước.

Giai đoạn 2 (2023 – 2025) sẽ là giai đoạn cạnh tranh, chuyển đổi số nang cao năng suất lao động, tạo ra nguồn tăng trưởng mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Giai đoạn 3 (2026 – 2030) là giai đoạn chuyển đổi, phát triển nền kinh tế số, xã hội toàn diện.

Hướng tới 100% người dùng di động được sử dụng thanh toán di động - Ảnh: T.A

Đối với chuyển đổi số trong doanh nghiệp, theo ông Phúc, các doanh nghiệp cần cải tổ trong thời đại số bằng cách phát triển nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số; xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Phát triển thương mại điện tử; Phát triển cho kinh tế chia sẻ, kinh tế trả công.

Đối với chuyển đổi số Chính phủ cần đưa thông tin và dịch vụ của Chính phủ tới được mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Giảm chi phí cung cấp dịch vụ và quản trị công; Tăng cường công khai minh bạch, phòng chống tham nhũng. Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình ra chính sách; Sử dụng dữ liệu hỗ trợ ra quyết định.

Đối với một số ngành trọng điểm, Đề án tập trung vào chuyển đổi số trong giáo dục, y tế, tài chính – ngân hàng, giao thông - vận tải, nông nghiệp – nông thôn.

Để làm được những điều này, Cục trưởng Cục Tin học hóa nhấn mạnh tới việc xây dựng các yếu tố nền tảng như nghiên cứu đổi mới sáng tạo, an ninh mạng, đảm bảo kinh tế - xã hội an toàn, phát triển hạ tầng số, đào tạo nhân lực, phát triển doanh nghiệp chuyển đổi số Việt Nam. Đặc biệt, cần hoàn thiện thể chế, xây dựng môi trường pháp lý để chuyển đổi số.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam đặt mục tiêu lọt Top 50 về chỉ số Chính phủ điện tử