Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm của Trung Quốc về vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Sự kiện

Việt Nam đề nghị Trung Quốc tuân thủ Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ

VOV 17:40 14/03/2024

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm của Trung Quốc về vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Tại họp báo thường kỳ chiều 14.3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc mới đây công bố đường cơ sở trên vịnh Bắc Bộ.

Bà Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiếp giáp vịnh Bắc Bộ. Ngày 25.12.2000, hai nước đã ký kết Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ, và hiệp định này đã có hiệu lực vào ngày 30.6.2004 để xác định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mỗi nước trong vịnh Bắc Bộ.

“Việt Nam cho rằng các quốc gia ven biển cần tuân thủ công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác bao gồm quyền tự do hàng hải, quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế và phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”, bà Phạm Thu Hằng nói.

Bà Phạm Thu Hằng cho biết thêm Việt Nam đã và sẽ tiếp tục trao đổi quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

“Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ Hiệp định về phân định lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ ký năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đồng thời Việt Nam bảo lưu quyền và lợi ích pháp lý của mình theo luật pháp quốc tế cũng như quan điểm đã nêu tại tuyên bố ngày 6.6.1996 của Chính phủ Việt Nam liên quan đến tuyên bố ngày 15.5.1996 của Chính phủ Trung Quốc công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc”, bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam đề nghị Trung Quốc tuân thủ Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ