Theo ông Bùi Huy Sơn – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), công nghiệp hỗ trợ sẽ tạo cơ sở phát triển, tăng trưởng một nền công nghiệp có sức cạnh tranh cao và bền vững. Hướng tới mục tiêu đó, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ phát triển đầu tư, ứng dụng công nghệ, phát triển sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

Việt Nam – Nhật Bản chung tay củng cố ngành công nghiệp hỗ trợ

Thu Anh | 15/06/2017, 17:35

Theo ông Bùi Huy Sơn – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), công nghiệp hỗ trợ sẽ tạo cơ sở phát triển, tăng trưởng một nền công nghiệp có sức cạnh tranh cao và bền vững. Hướng tới mục tiêu đó, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ phát triển đầu tư, ứng dụng công nghệ, phát triển sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

Ngày 15.6 tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội và Công ty TNHH Reed Tradex tổ chức họp báo nhằm thông báo sự hợp tác giữa 2 bên với sự hỗ trợ từ cơ quan chính phủ – Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE) và Hiệp hội Công nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) để tổ chức sự kiện “Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 7” kết hợp cùng Triển lãm “Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ 2017” và “NEPCON Vietnam 2017 tại Hà Nội”.

Tăng cường chỉ số nội địa hóa

Tại cuộc họp báo, ông Suttisak Wilanan – PGĐ điều hành của Reed Tradex chia sẻ: “Sản lượng nhập khẩu của Việt Nam tăng gấp 3 lần từ năm 2011 – 2016, xuất khẩu tăng gấp 5 lần (12,8 tỉ USD lên 65,8 tỉ USD vào năm 2015). Đầu năm 2015, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 12 thế giới và lớn thứ 3 trong khối ASEAN, nhưng với tốc độ này, Việt Nam còn được kỳ vọng sẽ nhanh chóng đạt được thứ hạng cao hơn trên danh sách. Trên thực tế, Việt Nam đã vượt qua được con số 40 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu điện tử trong năm 2017”.

Ông Suttisak Wilanan – PGĐ điều hành Công ty TNHHReed Tradex

Theo ông Lưu Hoàng Long – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), với lợi thế địa lý là trung tâm của Đông Nam Á và cũng là cầu nối của Đông Dương với thế giới, Việt Nam đang dần trở thành trung tâm sản xuất mới vô cùng hấp dẫn với nguồn lao động có trình độ và chi phí thấp hơn Indonesia và chỉ bằng một nửa của Thái Lan.

Trước những lợi thế đó, ông Suttisak Wilanan nhấn mạnh sự cần thiết về việc tăng cường nội địa hóa trong quá trình hội nhập khi Việt Nam có tiềm năng thu được nhiều lợi ích hơn từ việc mở rộng ITA (Hiệp định Công nghệ thông tin). Để làm được điều này, nền công nghiệp điện tử Việt Nam cần tăng năng suất, đẩy mạnh chuỗi giá trị và tăng cường nội địa hóa. Hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm 1/3 số lượng doanh nghiệp điện tử ở Việt Nam nhưng chiếm đến 90% tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử của các nước và chiếm 80% thị phần trong nước.

Củng cố vững chắc ngành công nghiệp hỗ trợ

Tuy nhiên, ông Hironobu Kitagawa – Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội cho rằng tỷlệ nội địa hóa thấp của nguyên liệu và phụ tùng đã tác động làm kìm hãm sự tăng trưởng của Việt Nam. Giải thích cho điều này, Trưởng đại diện JETRO dẫn chứng, mức độ nội địa hóa nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam rất thấp (chỉ bằng 34%), trong khi của Trung Quốc là 68%, Thái Lan là 57%. Do đó, các doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu từ các nước láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc và đó cũng là nguyên nhân gây ra sự gia tăng chi phí và rủi rocho doanh nghiệp.

Ông Hironobu Kitagawa – Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội

Tại sự kiện, ông Bùi Huy Sơn – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (Bộ Công Thương) đã chỉ ra rằng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò rất quan trọng, tạo cơ sở cho sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế có tính cạnh tranh cao và bền vững.

Được biết, tại triển lãm NEPCON Vietnam 2017, Reed Tradex đã hợp tác với văn phòng JETRO tại Hà Nội để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam và hoàn thiện dây chuyền sản xuất cho ngành công nghiệp sản xuất điện tử cũng như tạo ra môi trường kết nối thương mại giữa các nhà cung cấp Việt nam và người mua hàng Nhật Bản. Và để nâng cao khả năng cạnh tranh về chi phí và đảm bảo sự cung cấp ổn định của các nhà cung cấp linh kiện, theo ông Suttisak Wilanan, việc tìm kiếm đối tác địa phương vẫn là quan trọng nhất.

Ông Bùi Huy Sơn – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (Bộ Công Thương)

Theo BTC, việc tổ chức triển lãm lần này, các bên cùng nhau hướng tới mục tiêu“Nội địa hóa để củng cố ngành công nghiệp hỗ trợ”, vì vậy, khách tham quan năm nay sẽ tham gia 3 triển lãm tại cùng một địa điểm và đều đạt được lợi ích là phát triển toàn diện chuỗi sản xuất cũng nhưnhận được nhiều cơ hội kinh doanh hơn từ phía các nhà chế tạo điện tử và công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh công nghệ, Reed Tradex đang hợp tác với VEIA để chuẩn bị nội dung, hoạt động và chương trình giáo dục nhằm tuyên truyền cảm hứng, nâng cao kiến thức về mạng lưới công nghệ. Đặc biệt, trong thời gian diễn ra triển lãm NEPCON Vietnam 2017 vào ngày 13 – 15.9 tại Hà Nội, BTC còn tổ chức cuộc thi “Hàn tay điện tử” khi các thí sinh tham gia cuộc thi sẽ phải hoàn thành một bảng mạch điện tử chức năng trong thời gian giới hạn.

Bài, ảnh:Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam – Nhật Bản chung tay củng cố ngành công nghiệp hỗ trợ