Thuỷ thủ này xuất cảnh tại Nhật Bản ngày 16.6.2020, nhập cảnh cảng Hòn Gai ngày 23.06.2020 và sau đó được cách ly tại tàu không lên đất liền.

Việt Nam phát hiện một thủy thủ người Myanmar mắc COVID-19

20/07/2020, 06:03

Thuỷ thủ này xuất cảnh tại Nhật Bản ngày 16.6.2020, nhập cảnh cảng Hòn Gai ngày 23.06.2020 và sau đó được cách ly tại tàu không lên đất liền.

Bản tin lúc 18h ngày 19.7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc COVID-19, là thủy thủ tàu IPANEMA (quốc tịch Myanmar), được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 383.

BN383: Bệnh nhân nam, 40 tuổi, quốc tịch Myanmar, thủy thủ tàu IPANEMA.

Thuỷ thủ này xuất cảnh tại Nhật Bản ngày 16.6.2020, nhập cảnh cảng Hòn Gai ngày 23.06.2020 và sau đó được cách ly tại tàu không lên đất liền, đến ngày 06.07.2020 được đưa vào tiếp tục cách ly tại khách sạn Vân Long, tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 09.07.2020, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 kết quả âm tính với vi rút SARS-CoV-2; ngày 17.07.2020 lấy mẫu xét nghiệm lần 2 kết quả dương tính. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Bản tin sáng ngày 20.7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đã 95 ngày Việt Nam không có ca mắc trong cộng đồng. Số người cách ly chống dịch giảm xuồng còn hơn 11.600 thay vì hơn 12.700 của ngày 19.7

Tổng số ca mắc:

- Tính từ 6h ngày 16.4 đến 6h ngày 20.7: đã 95 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

- Tính đến 6h ngày 20.7: Việt Nam có tổng cộng 243 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

- Tính từ 18h ngày 19.7 đến 6h ngày 20.7: 0 ghi nhận ca mắc mới.

Ca mắc mới gần nhất được Ban Chỉ đạo công bố là ca bênh 383. Đây là Bệnh nhân nam, 40 tuổi, quốc tịch Myanmar, thủy thủ tàu IPANEMA, được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng

Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 11.697, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 141

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 10.486

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.070

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này đã có 357/383 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, chiếm 93,2 % tổng số ca bệnh COVID-19 của nước ta.

Riêng đối với bệnh nhân người nước ngoài, đến nay có 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đều đã được Việt Nam điều trị khỏi

Tính đến sáng ngày 20.7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 11 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Hiện chỉ còn 15 bệnh nhân dương tính với COVID-19.

Trong các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế hiện nay, đa số đều có sức khoẻ ổn định, hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đang điều trị đông bệnh nhân nhất với số lượng 13 ca bệnh, tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa- Vũng Tàu điều trị 8 ca bệnh; Trung tâm y tế huyện Bình Sơn-Quảng Ngãi điều trị 01 ca bệnh; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu 02 ca; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau điều trị 01 ca; Bệnh viện Lê Lợi, TP Vũng Tàu điều trị 01 ca

Theo SK&ĐS

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam phát hiện một thủy thủ người Myanmar mắc COVID-19