Trung Quốc mất ngôi “công xưởng thế giới”, Việt Nam đang bước từng bước vào các thị trường thương mại tự do…và nhiều lý do khác đã khiến Việt Nam thu hút được ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Sau Hàn Quốc, Nhật Bản, tới đây là Mỹ.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, khoảng 180.000 công ty tại Mỹ do người Việt Nam sở hữu đã đạt tổng doanh thu 20 tỷ USD.
Hoạt động tại Việt Nam năm 2008, Intel cũng đang tăng cường nguồn vốn vào Việt Nam. Đại gia sản phẩm bán dẫn đang lên kế hoạch sản xuất tại đây phần lớn chip xử lý tiên tiến cho máy tính cá nhân trong tương lai.
Bên cạnh đó, hãng sản xuất hàng tiêu dùng Procter & Gamble (P&G) đang xây một nhà máy tại Bình Dương với chi phí 100 triệu USD. Nhà máy này sẽ làm sản phẩm dao cạo râu Gillette.
Các tên tuổi lớn khác của Mỹ cũng đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam như Starbucks và McDonald’s. Họ đã mở cửa hàng đầu tiên tại đây vào tháng 12.2013 và tháng 2.2014.
Tuy nhiên, Việt Nam được cho là chỉ có thể đáp ứng 40% con số trên, qua ngân sách chính phủ, vốn ODA và các nguồn vốn tư nhân. Sự thiếu hụt này chính là lý do Chính phủ rất muốn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Song, chỉ đầu tư thôi vẫn là không đủ để giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng bền vững. Dòng tiền đi vào cần đi kèm nới lỏng quy định kiểm soát và chuyển giao công nghệ, nếu muốn các ngành công nghiệp trong nước phát triển và nền kinh tế tăng trưởng mạnh.
Thêm một lý do khiến Mỹ quan tâm đến Việt Nam là do có nhiều yếu tố khiến vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bùng nổ. Một trong những điều quan trọng nhất là chi phí lao động thấp.
Bên cạnh đó, sức mua của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tăng, lạm phát được kiềm chế và nhiều biện pháp nới lỏng quy định nhằm thúc đẩy tăng trưởng cũng là lý do vốn đầu tư liên tục đổ vào đây.
Hoàng Long (Tổng hợp từ VNE)