Tính đến ngày 10.6, cả nước có 10.217 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 7 trường hợp tử vong, tập trung chủ yếu là ở các tỉnh phía Nam.

Việt Nam vẫn chưa có vắc xin phòng chống sốt xuất huyết

11/06/2014, 06:32

Tính đến ngày 10.6, cả nước có 10.217 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 7 trường hợp tử vong, tập trung chủ yếu là ở các tỉnh phía Nam.

“Quan niệm lâu nay ở các địa phương cũng như các phương tiện truyền thông cho rằng, để phòng chống sốt xuất huyết là phải vệ sinh, khai thông cống rãnh là hoàn toàn không chính xác”.
PGS. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế Dự phòng ( Bộ Y tế) đã nói như thế trong cuộc gặp gỡ báo chí giới thiệu hoạt động hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15.6) cấp Quốc gia lần thứ 4 vào sáng 10.6
Một người có thể mắc sốt xuất huyết đến 4 lần
Theo ông Phu, mỗi loại muỗi có một nơi sinh thái phù hợp, muỗi sốt rét thì phải ở vùng núi đồi, vùng ven biển, còn muỗi viêm não thì phải ở chuồng trâu, chuồng bò, ruộng lúa nước... nhưng muỗi sốt xuất huyết là đẻ ở nước trong.
Trong 2 loại muỗi gây sốt xuất huyết, muỗi aegypti gây sốt xuất huyết chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm đến 94%. Đây là muỗi đẻ ở nước trong, không đẻ ở nơi nước thải và muỗi này thích đậu trong các dụng cụ trong nhà, tủ quần áo nên việc bắt muỗi này phải soi trong tủ quần áo, dưới gầm giường, bàn ghế…
Do đó, phải khuyến cáo lại, không phải quét dọn, vệ sinh môi trường, khai thông cống rãnh là hạn chế sốt xuất huyết. Điều này chỉ giải quyết vấn đề môi trường, chứ không có tác dụng trong việc phòng chống sốt xuất huyết.
Cũng theo ông Phu, hiện Việt Nam đang lưu hành 4 tuýp vi rút gây sốt xuất huyết gồm: tuýp 1, tuýp 2, tuýp 3 và tuýp 4. Tùy vào từng thời điểm mà xuất hiện tuýp vi rút nào nào trội, chiếm ưu thế hơn. Cùng một loại vi rút sốt xuất huyết nhưng có 4 tuýp khác nhau, nên người mắc mắc sốt xuất huyết khỏi bệnh vẫn có thể tiếp tục mắc sốt xuất huyết ở tuýp khác.
Trong 4 tuýp vi rút gây sốt xuất huyết thì tuýp 2 là tuýp nặng nhất. Khi đã mắc sốt xuất huyết lần trước, lần sau mắc lại thì thường nặng hơn.
“Những người mắc sốt xuất huyết sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch với tuýp vi rút đó; nhưng nếu nhiễm tuýp virút khác thì vẫn bị mắc sốt xuất huyết. Chỉ khi nào mắc sốt xuất huyết đến 4 lần mới không mắc sốt xuất huyết nữa, vì đã có miễn dịch với cả 4 tuýp virút sốt xuất huyết đang lưu hành tại Việt Nam”, ông Phu cho biết.
Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế dự phòng, điều đáng lo ngại của bệnh sốt xuất huyết là thời gian ủ bệnh khá dài, từ 3 đến 14 ngày. Thời gian này chưa xuất hiện dấu hiệu bệnh, chưa phát hiện được bệnh, người bệnh có thể di chuyển nhiều nơi, đây là nguồn bệnh có thể lây lan cho cộng đồng.
Trong khi đó, muỗi hút máu người mắc sốt suất huyết sau 8 đến 12 ngày sẽ nhiễm vi rút sốt xuất huyết và truyền bệnh suốt đời trong phạm vi bán kính 200m nơi muỗi cư trú.
Năm 2016 sẽ có vắc xin sốt xuất huyết
Theo Cục y tế dự phòng, tính đến ngày 10.6, cả nước có 10.217 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 7 trường hợp tử vong, tập trung chủ yếu là ở các tỉnh phía Nam.
Dịch bệnh có liên quan đến điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội. Trong đó, điều kiện tự nhiên là hết sức quan trọng, có liên quan đến thời tiết, như nắng nóng, thiếu nước, người dân phải tích trữ nước dễ phát sinh những ổ chứa lăng quăng, bọ gậy.
Ông Phu cho rằng, hiện nay dịch sốt xuất huyết rất khó định chu kỳ. Vấn đề xã hội và vấn đề tự nhiên đang lồng ghép, đan xen vào nhau bởi tác động của vấn đề đô thị hóa nông thôn, vấn đề di dân thay đổi liên tục. Vì thế có địa phương năm nào cũng bùng phát dịch sốt xuất huyết, phòng chống hoài vẫn không có hiệu quả.
Ông Phu cho biết, Việt Nam đang thực hiện nghiên cứu để sản xuất vắc xin sốt xuất huyết. Dù đã thực hiện nhiều thử nghiệm lâm sàng ở nhiều nơi, nhưng đến nay kết quả vẫn chưa đạt được.
“Giờ đây, ai giải quyết được vắc xin người đó sẽ chiếm ưu thế trong kinh doanh, nhưng thực tế là rất khó khăn”, ông Phu nói.
Còn theo bà Võ Thị Hồng Phượng, trưởng văn phòng đại diện Công ty Sanofi Pasteur tại TP.HCM, đơn vị đang nghiên cứu sản xuất vắc xin sốt xuất huyết, trong tháng 4.2014, đơn vị đã thực hiện nghiên cứu sơ bộ về loại vắc xin sốt xuất huyết và đã cho thấy giảm được 56% số ca sốt xuất huyết sau khi tiêm ngừa vắc xin.
“Tuy nhiên, hiện vắc xin này vẫn đang phân tích số liệu chi tiết và tiếp tục nghiên cứu ở khu vực châu Mỹ la tinh. Và căn cứ những kết quả trên, nếu mọi việc tốt đẹp thì vào năm 2016, Việt Nam sẽ có vắc xin phòng sốt xuất huyết”, bà Phượng cho biết.
Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Thời gian và nguồn lực có hạn, làm việc nào cần dứt điểm việc đó
“Làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó trong bối cảnh công việc nhiều, yêu cầu cao, thời gian và nguồn lực có hạn”, Thủ tướng nói.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam vẫn chưa có vắc xin phòng chống sốt xuất huyết