Chiều nay Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Việt Nam họp khẩn sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào khiến hàng trăm người mất tích.

Vỡ đập thủy điện ở Lào: Việt Nam tổ chức họp khẩn

Tiểu Vũ | 25/07/2018, 18:36

Chiều nay Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Việt Nam họp khẩn sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào khiến hàng trăm người mất tích.

Chiều 25.7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp khẩn để chỉ đạo các giải pháp ứng phó mưa lũ và sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào doông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chủ trì.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, chưa đầy 7 tháng năm 2018, một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Lào… đã chứng kiến những diễn biếnhết sức khốc liệt của thiên tai. Điều đó cho thấy, thiên tai hết sức dồn dập và cực đoan.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chỉ đạo các giải pháp ứng phó tại cuộc họp khẩn chiều nay 25.7 - Ảnh: Chụp từ video

Đối với các hồ thủy điện tại Việt Nam,Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu Bộ Công Thương tổng kiểm tra lại ngay 285 hồ chứa, trong đó phải đặc biệt lưu ý các hồ thủy điện nhỏ thuộc thẩm quyền của ban chỉ huy phòng, chống thiên tai các địa phương cấp tỉnh.

"Nếu xảy ra hậu quả, nguy cơ cao chính là ở các hồ thủy điện nhỏ. Còn các thủy điện lớn thì đã có quy trình vận hành, rồi cả Ban Chỉ đạo Trung ương tập trung vào, nên nguy cơ rủi ro rất ít" - ông Cường nói.

VideoBộ trưởng, Trưởng ban Nguyễn Xuân Cường yêu cầu rà soát hồ thủy lợi, thủy điện:

Nhận định về việc vỡ đập thủy điện ở Lào có ảnh hưởng tới Việt Nam hay không, ôngNguyễn Văn Hải, Phó Cục trưởng Cục ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho biết, ngay sau khi nhận thông tin sự cố ở Lào, các cơ quan đã tính toán đưa ra nhận định ban đầu là sự cố vỡ đập ở Lào ít tác động đến đồng bằng sông Cửu Long. Mực nước dâng ở khu vực này khoảng 5-10cm. Theo tính toán sau 4-5 ngày lượng nước từ đập vỡ ở Lào sẽ về đếncác tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Người dân ngồi trên nóc nhà khi nước lũ dâng cao sau sự cố vỡ đập thủy điện -Ảnh: ABC News Laos

“Sự cố cỡ đập ở Lào là bài học lớn cho Việt Nam, chúng ta cần tổng rà soát đánh giá các hồ chứa thuỷ điện thuỷ lợi trước mùa mưa lũ. Thứ 2, tính toán quan trắc để có thông tin chính xác về lượng mưa, lượng nước. Ban chỉ đạo trung ương phòng chống thiên tai sẽ cùng các địa phương tiếp tục rà soát một lần nữa toàn bộ hệ thống hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi để đánh giá kỹ lưỡng an toàn hồ chứa, đập thuỷ điện nhằmcó giải pháp ứng phó kịp thời”, ông Hải nói trong cuộc họp.

Theo báo cáo tại cuộc họp, do mưa lớn dài ngày và ảnh hưởng của bão Sơn Tinh khiến tình trạng lũ lụt trở nên nghiêm trọng ở nhiều khu vực của Lào. Sự cố vỡ đập xảy ra ở một đập phụ tại hồ thủy điện Xe-pian Xe-Namnoy đang trong giai đoạn tích nước vào khoảng 20 giờ ngày 23.7.

Đập Thủy điện Xe-pian Xe-Namnoy (Lào) nằm trên 2 tỉnh Champasack và Attapeu, thuộc lưu vực sông Sekong, gồm hai đập chính, gồm đập Xe-Pian cao 48m, dài 1.307m, lưu vực 217km², dung tích hồ chứa 28.27 triệu m³; Đập Xe-Namnoy: cao 73.7m, dài 1.600m, lưu vực 522km², dung tích hồ chứa 1.043 triệu m³.

Công trình được khởi công từ tháng 2.2013 và dự kiến bắt đầu phát điện thương mại vào năm 2019. Công trình được xây dựng, vận hành bởi Công ty Năng lượng Xe-Pian Xe-Namnoy (PNPC - The Xe-Pian Xe-Namnoy Power Co., Ltd). Đây là công ty liên doanh giữa 4 đơn vị bao gồm Công ty Xây dựng SK (Hàn Quốc); Công ty Điện phương tây Hàn Quốc; Công ty Sản xuất điện Thái Lan Ratchaburi; Công ty Cổ phần nhà nước Lào.

Theo báo cáo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, do ảnh hưởng của vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy, dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long có thể gia tăng, dự báo mực nước tại Tân Châu có thể gia tăng 7-10cm vào cuối tuần này (ngày 27 và 28.7 ) so với điều kiện tự nhiên, như vậy không làm ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến lũ trên đồng bằng. Mực nước lũ trên đồng bằng gia tăng tự nhiên đến giữa tháng 8.2018 và đạt đỉnh khoảng 3.2m tại Tân Châu.

“Tuy vậy cũng nhấn mạnh rằng, đây là các thông tin hết sức sơ bộ, do thời gian thu thập và xử lý dữ liệu còn rất hạn chế. Vì vậy cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố để có những ứng phó kịp thời” - Ban chỉ đạo Trung ương thông báo.

Hiện tại Ban chỉ đạo Trung ương đã và đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến và tính toán về khả năng tác động tới Việt Nam; liên hệ chặt chẽ với Trung tâm Hỗ trợ nhân đạo ASEAN (AHA), sẵn sàng gửi cán bộ kỹthuật và lực lượng tham gia Nhóm đánh giá nhanh và ứng phó khẩn cấp của ASEAN (ASEAN-ERAT) để hỗ trợ Lào khi được yêu cầu.

Tiểu Vũ (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vỡ đập thủy điện ở Lào: Việt Nam tổ chức họp khẩn