VOA - Đài tiếng nói Hoa Kỳ phiên bản tiếng Anh vừa có bài viết "Vietnam Turning into Medical Tourism Destination for Dental, Cosmetic Care" (tạm dịch Việt Nam đang chuyển hướng làm điểm đến du lịch y tế trong lĩnh vực chăm sóc răng, làm đẹp).

VOA: Khách nước ngoài đổ xô đến Việt Nam để... thẩm mỹ

20/12/2019, 09:44

VOA - Đài tiếng nói Hoa Kỳ phiên bản tiếng Anh vừa có bài viết "Vietnam Turning into Medical Tourism Destination for Dental, Cosmetic Care" (tạm dịch Việt Nam đang chuyển hướng làm điểm đến du lịch y tế trong lĩnh vực chăm sóc răng, làm đẹp).

Khách du lịch nước ngoài thường đến Việt Nam để chiêm ngưỡng kiến ​​trúc cổ xưa và các núi đá vôi nhô ra biển. Nhưng bây giờ một số người đang hướng đến các phòng khám và bệnh viện Việt Nam. Họ là một phần của ngành công nghiệp du lịch y tế mới nhất của Châu Á.

Theo VOA, giới chức Việt Nam hy vọng khách du lịch kết hợp sử dụng các dịch vụ y tế sẽ xuất hiện từ sự gia tăng gấp ba lần lượng khách đến giữa năm 2010 và 2018. Những điểm hấp dẫn chính của y tế Việt Nam là: chăm sóc và phẫu thuật thẩm mỹ.

Các nhà phân tích trong nước cho biết, sự ổn định chính trị của Việt Nam cùng mức chi phí phải chăng cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe đi kèm chất lượng y tế tương đối cao đang thúc đẩy xu hướng phát triển này. Việt Nam bắt đầu tham gia cùng các đồng nghiệp châu Á như Singapore, Thái Lan và Đài Loan với tư cách là thỏi nam châm thu hút khách du lịch kết hợp sử dụng dịch vụ y tế.

“Tôi thấy xu hướng của những người đến đây”. Mike Lynch, giám đốc điều hành của Công ty môi giới SSI tại TP.HCM cho biết. “Chuyện này ở đây được thực hiện rẻ hơn so với ở Thái Lan và đương nhiên là so với Singapore. Đông nhất là đi phẫu thuật thẩm mỹ. Có rất nhiều ca diễn ra ở đây”.

Máy in tiền cho Việt Nam

Cho đến nay, hơn 80.000 người nước ngoài đã đến Việt Nam để khám và điều trị y tế. Trang web đánh giá đầu tư Việt Nam do chính phủ điều hành cho biết, và họ đã đóng góp tổng thu nhập hơn 1 tỉ USD, đạt tăng trưởng 18% đến 20% mỗi năm.

Công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates nhận định Việt Nam đang nổi lên như một tay chơi chủ chốt trong ngành du lịch - y tế ở Đông Nam Á. Ông Trần Quốc Bảo, giám đốc kế hoạch và tiếp thị tại một bệnh viện Quốc tế tại TP.HCM hồi đầu năm cũng đã nói rằng Việt Nam là một trung tâm ưa thích của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Con số 1 tỉ USD mà Việt Nam báo cáo ấn tượng đến đâu? Tổng cục Du lịch Thái Lan ước tính doanh thu du lịch y tế năm ngoái đạt 26 tỉ baht (860 triệu USD), tăng 14% so với năm 2017. Doanh thu du lịch y tế Singapore tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng gộp 10% hàng năm trong năm 2017 nhưng chỉ đạt mức 1 tỉ SGD (737 triệu USD).

Du lịch y tế tạo ra ít nhất một phần ba doanh thu của bệnh viện tư nhân ở hầu hết các nước Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương là thị trường du lịch y tế lớn nhất thế giới vào năm 2017.

Du lịch bùng nổ

Từ năm 2010 đến 2018, số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng từ 5 triệu lên hơn 15 triệu. Dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy hơn 2,8 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến thăm Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay và số lượng khách du lịch Hàn Quốc đã tăng 22% trong khoảng thời gian so với cùng kỳ năm 2018 lên hơn 2,4 triệu lượt. Trung Quốc và Hàn Quốc là hai nguồn du lịch hàng đầu.

Ở những điểm nghỉ mát ven biển mà những khách du lịch này thường lui tới - như Phú Quốc và Đà Nẵng - các khu nghỉ dưỡng đã cố gắng tích hợp các cơ sở biến chúng phù hợp hơn cho du lịch y tế, Dezan Shira nói.

Ralf Matthaes, người sáng lập công ty tư vấn nghiên cứu Inf Focus Mekong tại TP.HCM cho biết, lĩnh vực nha khoa Việt Nam đang thu hút người Úc trong khi người Hàn Quốc quan tâm lĩnh vực làm đẹp. Một số nha sĩ đã học ở nước ngoài và trở về Việt Nam để làm việc, ông nói. Người Hàn Quốc cũng đứng trong đội ngũ các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam.

Lynch cho biết chi phí làm ở Việt Nam chỉ bằng một phần mười so với giá ở Bắc Mỹ (gồm Mỹ và Canada) và chất lượng của đội ngũ bác sĩ đang dần nâng cao.

Rủi ro và cơ hội

Singapore, Đài Loan và Thái Lan vẫn có danh tiếng tốt hơn về chăm sóc sức khỏe tổng quát. Ví dụ, ở Thái Lan, người nước ngoài thường đến bệnh viện để kiểm tra toàn diện, kiểm tra khối u, lượng đường trong máu và bất kỳ vấn đề tim mạch nào.

Matthaes, một người ở Việt Nam 25 năm, cảnh báo có những trục trặc về điều trị trong bệnh viện ở Việt Nam mà ông cũng từng là nạn nhân. Ông cũng đánh giá là rất hiếm thắng trong các vụ kiện do sơ suất của ngành y. Matthaes khuyên trả thêm tiền dịch vụ để có chất lượng phục vụ tốt hơn, có thể giảm rủi ro và thêm sự thoải mái và chi phí vẫn còn thấp hơn so với làm ở các nước khác.

Nhà tư vấn lĩnh vực năng lượng người Mỹ John Rockkeep, 67 tuổi, cho biết vợ ông đã ở bệnh viện trong bốn ngày để sinh con.

“Đối với tôi, mọi thứ đã thực sự ổn”, Rock, một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam. “Chúng tôi đã có con ở đây. Vợ tôi phải sinh mổ và chúng tôi ở một trong những bệnh viện quốc tế. Tôi đã trả tiền dịch vụ để có phòng riêng. Mẹ chồng tôi ở với con gái và bà có thể gọi món từ năm hoặc sáu nhà hàng khác nhau. Bà ấy đã ở đó bốn ngày và tôi thanh toán hóa đơn 1.200 USD”.

Con số 1.200 USD có vẻ cao so với người Việt Nam nói chung nhưng với những người nước ngoài như Rock thì con số đó có vẻ phải chăng?

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VOA: Khách nước ngoài đổ xô đến Việt Nam để... thẩm mỹ