Theo cáo trạng, nhiều ý kiến của thành viên Tổ thẩm định còn mang tính chất phản biện, kiến nghị phải tiếp tục rà soát dự án đầu tư, về thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và liên quan đến 4 kênh tần số phải xin ý kiến quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Vụ án AVG: Vì sao nhiều cá nhân của Bộ TT-TT không bị xử lý trách nhiệm hình sự?

Thu Anh | 15/12/2019, 19:07

Theo cáo trạng, nhiều ý kiến của thành viên Tổ thẩm định còn mang tính chất phản biện, kiến nghị phải tiếp tục rà soát dự án đầu tư, về thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và liên quan đến 4 kênh tần số phải xin ý kiến quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, cáo trạng của Viện KSNDTC đã nêu rõ lý do CQĐT không xử lý trách nhiệm hình sự đối với các đơn vị, cá nhân có liên quan.

Cụ thể, đối với ông Phạm Hồng Hải (Thứ trưởng Bộ TT-TT), cáo trạng nêu rõ ông Phạm Hồng Hải được giao phụ trách MobiFone từ tháng 5.2015 nhưng đến tháng 8.2015 mới được phân công tham gia dự án. Dự án AVG do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, ông Hải tham gia dự án theo chỉ đạo của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.

Liên quan đến dự án, theo cáo trạng, ông Phạm Hồng Hải ký văn bản số 166 ngày 19.8.2015 về việc yêu cầu MobiFone đánh giá, phân tích đầy đủ các nội dung về kỹ thuật, khả năng cân đối nguồn vốn và hiệu quả đầu tư dựán; và ký văn bản số 230 ngày 16.12.2015 gửi Bộ Tài chính cho ý kiến về Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone.

Cơ quan công tố nhận định 2 văn bản này không mang tính quyết định đối với việc thực hiện dự án; không trực tiếp liên quan đến Quyết định số 236 của Bộ TT-TT phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone, nên CQĐT không đề nghị xử lý trách nhiệm đối với Thứ trưởng Phạm Hồng Hải.

Liên quan đến vụ án này, các thành viên của Tổ thẩm định gồm: ông Hoàng Vĩnh Bảo (Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử), ông Võ Thanh Lâm (Vụ trưởng Vụ Pháp chế), ông Nguyễn Thanh Lâm (Phó Cục trưởng Cục Báo chí), ông Nguyễn Đức Trung (Phó Cục trưởng Cục Viễn thông), ông Lê Văn Tuấn (Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện).

Tài liệu điều tra xác định, ngoài quyển “Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình”, các thành viên trong Tổ thẩm định không nhận được tài liệu nào khác; Tổ thẩm định chỉ tổ chức họp 2 cuộc họp vào ngày 8.10.2015 và ngày 23.10.2015. Những người này không được bàn bạc, thống nhất các nội dung báo cáo thẩm định.

Theo cáo trạng, nhiều ý kiến của thành viên Tổ thẩm định còn mang tính chất phản biện, kiến nghị phải tiếp tục rà soát dự án đầu tư, về thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và liên quan đến 4 kênh tần số phải xin ý kiến quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

CQĐT xác định những nội dung tham gia góp ý đồng thuận với những kiến nghị của MobiFone của các thành viên trong Tổ thẩm định không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sai phạm trong việc ra Quyết định số 236, phê duyệt dự án của Bộ TT-TT, nên CQĐT không xử lý trách nhiệm hình sự…

Trách nhiệm của VP Chính phủ và các Bộ chuyên ngành

Tài liệu điều tra xác định trước khi ban hành Quyết định 236 phê duyệt dự án MobiFone mua cổ phần của AVG, Bộ TT-TT có văn bản báo cáo Thủ tướng và xin ý kiến của các Bộ chuyên ngành.

Theo đó, VP Chính phủ có văn bản số 2678 ngày 14.12.2015; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 721 ngày 25.11.2015; Bộ Tài chính có văn bản số 1095 ngày 18.12.2015; Bộ Công an có văn bản số 2889 ngày 21.12.2015 trả lời Bộ TT-TT. Và Bộ TT-TT đã căn cứ vào các văn bản nêu trên để ban Quyết định số 236 ngày 21.12.2015 phê duyệt dự án.

Tài liệu điều tra xác định các cá nhân là lãnh đạo VP Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã chưa làm đúng, đầy đủ trách nhiệm theo nhiệm vụ, quyền hạn, ban hành các văn bản trả lời Bộ TT-TT không đúng quy định.

Tuy nhiên, Bộ TT-TT phải chịu trách nhiệm về việc Phê duyệt quyết định đầu tư dự án; tài liệu điều tra chưa xác định được trách nhiệm trực tiếp của các cá nhân có liên quan đối với hậu quả của vụ việc; đồng thời thiệt hại về vật chất đã được khắc phục trước khi khởi tố vụ án; các cá nhân vi phạm đã bị xử lý kỷ luật Đảng, xử lý trách nhiệm hành chính nghiêm khắc nên không xử lý trách nhiệm hình sự.

Nhã Thanh

Vụ AVG xét xử vào 16.12: 6/14 bị cáo được tại ngoại

Vụ AVG: 3 triệu USD 'quây tôn‘' và dấu ấn của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son

Vì sao Trương Minh Tuấn đưa thương vụ AVG vào danh mục ‘Mật’?
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
một giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ án AVG: Vì sao nhiều cá nhân của Bộ TT-TT không bị xử lý trách nhiệm hình sự?