Ông Lê Thanh Hà, Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn cho biết, hiện nay số chất thải nguy hại của Formosa vẫn đang bị niêm phong ở Công an Hà Tĩnh, chưa hề được vận chuyển về Nghi Sơn. Do đó, nghi vấn Công ty môi trường Nghi Sơn xử lý chất thải gây cá chết là không chính xác.

Vụ cá chết bất thường tại Thanh Hóa và 400 tấn hóa chất từ Formosa: BQL Nghi Sơn nói gì?

Trí Lâm | 12/09/2016, 12:58

Ông Lê Thanh Hà, Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn cho biết, hiện nay số chất thải nguy hại của Formosa vẫn đang bị niêm phong ở Công an Hà Tĩnh, chưa hề được vận chuyển về Nghi Sơn. Do đó, nghi vấn Công ty môi trường Nghi Sơn xử lý chất thải gây cá chết là không chính xác.

Về vụ cá chết hàng loạt tại Thanh Hóa, nhiều ý kiến cho rằng có sự liên quan giữa việc Công ty môi trường Nghi Sơn nhận xử lý 400 tấn hóa chất nguy hại từ Formosa Hà Tĩnh. Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Lê Thanh Hà, Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơnđã bác bỏ thông tin này.

Theo ông Hà, trong một cuộc họp trước đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường có giới thiệuCông ty môi trường Nghi Sơn xử lý gần 400 tấn chất thải nguy hại của Formosa, bởi vì công ty này có giấy phép, đủ điều kiện xử lý. Tuy nhiên, giữa hai bên mới chỉ tiếp xúc, đặt vấn đề chứ chưa có thỏa thuận, hợp đồng chính thức.

Ông Hà thông tin, hiện nay số chất thải nguy hại của Formosa vẫn đang bị niêm phong ở Công an Hà Tĩnh chứ chưa hề được vận chuyển về Nghi Sơn. Do đó, nghi vấn Công ty môi trường Nghi Sơn xử lý chất thải gây cá chết là không chính xác.

Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn cũng cho biết, Công ty môi trường Nghi Sơn đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép trong việc xử lý chất độc nguy hại. Công ty này cũng đã có kinh nghiệm xử lý các chất thải ở các Khu công nghiệp trong Bình Dương nên Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn cấp phép cho họ xử lý.

“Đây là hợp đồng giữa hai công ty với nhau, nhưng ở vai trò quản lý nhà nước, chúng tôi sẽ tiến hành giám sát chặt chẽ ngay từ khi Công ty môi trường Nghi Sơn chính thức tiếp nhận rác thải từ Formosa để không xảy ra ô nhiễm môi trường” – ông Hà cam kết.

Ông Hà nói thêm, các nhà máy của Khu kinh tế Nghi Sơn chưa hề xả thải trên bờ xuống. Do đó, Nghi Sơn cũng không phải là nguyên nhân gây nên hiện tượng cá chết.

“Năm nào mưa xuống cũng có hiện tượng cá chết. Theo kết luận của cơ quan chức năng thì đây là hiện tượng thủy triều đỏ, ngoài ra, kinh nghiệm của người dân cũng cho thấy là do mưa, khiến phù sa chảy xuống gây ra hiện tượng cá chết” – ông Hà nói.

Trước đó, theo báo cáo của tỉnh Thanh Hóa gửi Thủ tướng, trong các ngày 5 - 6.9, ngư dân xã Tĩnh Hải (huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa) khi đánh bắt hải sản tại vùng biển gần bờ, phía sau dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, cách bờ biển từ 300-500m phát hiện một số loài hải sản như cá bơn, cá thèn, ghẹ… chết bất thường và trôi dạt vào bờ. Lượng cá chết vào khoảng 100kg.

Đến 8.9, tại khu vực nuôi cá lồng của người dân xã đảo Nghi Sơn (Tĩnh Gia) xảy ra hiện tượng cá lồng quẫy mạnh, rồi chết rất nhanh với số lượng lớn. Theo thống kê, có 21/66 hộ dân có cá lồng chết, với số lồng có cá chết là 207/1.391 lồng, tổng lượng cá chết là 47,45 tấn, gồm các loại cá mú, cá hồng, cá hồng đỏ, cá vược…

Không chỉ cá nuôi chết trắng, người dân dọc bờ biển thôn Bắc Yến, xã Hải Yến (huyện Tĩnh Gia) cũng phát hiện cá biển chết trôi dạt vào bờ biển, tổng khối lượng thu gom khoảng 200kg (gồm các loại cá bơn, cá thèn, ghẹ…).

Xét nghiệm mẫu nước biển thu thập được, Viện Tài nguyên môi trường biển Hải Phòng phân tích sơ bộ cho kết quả: mẫu nước tại khu vực cá nuôi lồng bị chết (ở vịnh đảo Ngọc, Nghi Sơn) có loài tảo Hairoi – Creratium Furca nở hoa gây thủy triều đỏ với mật độ đạt khoảng 8 triệu tế bào/1 lít nước biển. Mẫu nước tại khu vực cảng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn phát hiện loài tảo Creratium Furca cũng chiếm ưu thế nhưng với mật độ thấp đạt khoảng 500.000 tế bào/1 lít nước biển.

UBND tỉnh Thanh Hóa bước đầu xác định nguyên nhân gây nên tình trạng cá tự nhiên và cá nuôi lồng chết là do loài tảo Hairoi – Creratium Furca trong nước biển bùng phát với mật độ cao ở quy mô rộng hay còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính với vùng biển xã Tĩnh Hải và Nghi Sơn là do lượng lớn chất hữu cơ trong đất liền theo mưa đổ vào cửa sông ra biển.

Trí Lâm
Bài liên quan
Đồng Nai: Công an vào cuộc vụ 200 tấn cá chết nổi trắng hồ Sông Mây
Ngày 29.4, Công an huyện Trảng Bom cho biết đơn vị đã vào cuộc xác minh, làm rõ vụ 200 tấn cá chết nổi trắng hồ Sông Mây.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bất động sản Việt Nam: Kỳ vọng gì từ hàng chục tỉ USD kiều hối mỗi năm?
Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi, ước tính hàng tỉ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ cá chết bất thường tại Thanh Hóa và 400 tấn hóa chất từ Formosa: BQL Nghi Sơn nói gì?