Việc em học sinh tại Quảng Bình bị cô giáo cho bạn tát tới 231 cái khiến dư luận phẫn nộ, sau đó nhà trường lại phát phiếu điều tra lấy lời khai của các học sinh lớp đó càng đẩy sự bức xúc lên cao hơn.

Vụ tát học sinh 231 cái: Hiệu trưởng phát phiếu điều tra là để trốn trách nhiệm

Hải Yến | 03/12/2018, 19:29

Việc em học sinh tại Quảng Bình bị cô giáo cho bạn tát tới 231 cái khiến dư luận phẫn nộ, sau đó nhà trường lại phát phiếu điều tra lấy lời khai của các học sinh lớp đó càng đẩy sự bức xúc lên cao hơn.

Chia sẻ với phóng viên ngay trong chiều 3.12, đại diện Phòng GD-ĐT huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho biết việc 23 học sinh lớp 6.2 Trường THCS Duy Ninh phải viết lời khai với hiệu trưởng nhà trường sau khi học sinh H.L.N bị cô giáophạt 231 cái tát, Phòngđã có văn bản số 699/GD-ĐT gửi hiệu trưởng khẳng định đây là việc làm sai trái và không đúng thẩm quyền.

“Nhà trường đã điều tra học sinh bằng “phiếu điều tra” khiến dư luận phẫn nộ vì việc lấy lời khai học sinh lớp 6 mới 11 tuổi,không có phụ huynh cũng như người giám hộ là trái thẩm quyền. Hiện nay, Phòng GD-ĐT yêu cầu nhà trường báo cáo, để có hướng xử lý, ổn định tình hình, tránh gây hoang mang lo lắng cho học sinh và phụ huynh, báo cáotrước ngày 5.12”.

Văn bản của Phòng GD-ĐT huyện Quảng Ninh gửi Trường THCS Duy Ninh

Theo TS Vũ Thu Hương,giảng viên Khoa Tâm lý, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: "Giáo dục không phảibằng sự đấu tố và tra tấn. Hơn nữahọ là hiệu trưởng, là giáo viên, làm sai mà không nhận sai, sao lại bắt học sinh nhận sai. Một người hiệu trưởng không thể tìm mọi cách để bao biện, bóp méo sự việc đi. Theo tôi, cô giáo mà cư xử với học sinh không đúng chừng mực, làm tổn hại đến tâm lý của phụ huynh thì cũng đừng nên đứng lớp và hiệu trưởng của trường khi phát phiếu điều tra các em học sinh trong lớp còn lại thì cũng nên từ chức”.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội

Còn TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội thì cho rằng Trường THCS Duy Ninh vẫn chưa nhận ra được vấn đề đây không phải là lần đầu tiên cô giáo này cho học sinh tát bạn của mình. Còn việc phát phiếu điều tra của nhà trường là thanh minh cho việc làm của chính cô giáo đó nhằm cứu vãn danh tiếng của trường và là để chối tội, từ chối trách nhiệm của mình.

“Nhà trường phải dũng cảm nói với các em rằngviệc làm của cô giáo không đúng, ảnh hưởng đến học sinh trong lớp. Giáo viên, nhà trường phải nói thẳng với học sinh, cô giáo phải xin lỗi, làm gương cho học trò và khích lệ cho các em lần sau có điều gì chưa bằng lòng phải mạnh dạn có ý kiến. Không ý kiến với cô giáo chủ nhiệm thì ý kiến với ban giám hiệu, chứ không thể để tình trạng như đã xảy ra. Hành động như vậy thì hay hơn, trong sáng hơn là đi phát phiếu. Bây giờ việc che đậy chẳng có ý nghĩa gì nữa” - TS Tùng Lâm cho hay.

Cũng theo ý kiến của một số chuyên gia tâm lý, sự việc giáo viên yêu cầu các học sinh tát bạn sẽ khiến cho chính học sinhtát cũng có cảm giác sợ hãi, không dám nói lên chính kiến của mình. Giáo viênkhông chỉ là người dẫn dắt, dạy dỗ các em học sinh mà còn là tấm gương để các em noi theo. Dù trẻ có hành vi nói tục hay đánh bạn thì giáo viên cần phải có cách xử lý đúng mực, hòa giải, mềm dẻo để làm thay đổi nhận thức học sinh, thay vì sử dụng biện pháp bạo lực.

Để tâm lý học sinh H.L.N (bị tát)được ổn định, gia đình cần thường xuyên vỗ về, an ủi để mang lại cảm giác an toàn cho em; nên dạy cho em sựbao dung, tha thứ cho lỗi lầm của bạn bè, cô giáo để sớm hòa nhập với cuộc sống. Ngoài ra, cần theo dõi trẻ sát sao để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường về tâm lý như ngủ kém, lo sợ, căng thẳng, giật mình thường xuyên... để khám tâm lý kịp thời. Nếu trẻ cảm thấy sợ hãi và khó hòa nhập trở lại ở trường học thì nên chuyển trường cho trẻ.

Về mặt pháp lý, TS, luật sư Lê Văn Thiệp - Trưởng văn phòng Luật sư Toàn cầu (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) khẳng định việc cô giáo lợi dụng, chức vụ quyền hạn của mình,lạm quyền bắt các học sinh hành hạ người khác dưới 16 tuổi, là thể hiện sự bất lực trong giáo dục. “Hành vi nguy hiểm, thể hiện sự coi thường pháp luật rất nghiêm trọng. Theo quy định của điều 134,Bộ luật Hình sự, ở nạn nhân dưới 16 tuổi, nếu bị tổn hại dưới 11% sức khỏethì vẫn có thể bị khởi tố hình sự vụ việc theo khoản 1 của điều này”.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
39 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ tát học sinh 231 cái: Hiệu trưởng phát phiếu điều tra là để trốn trách nhiệm