Xơ gan và ung thư gan được xem là những bệnh “khó có đường lui”, tức là khó chữa trị hay phục hồi nếu như quá muộn. Biện pháp cuối cùng là ghép gan với chi phí khoảng 2 tỉ đồng nhưng không phải lúc nào cũng thành công.
PGS-TS-BS Bùi Hữu Hoàng (Phó Chủ tịch Hội Gan Mật TP HCM) cho rằng, việc tìm ra nguyên nhân và điều trị nhắm trúng đích, giúp ngăn ngừa và cầm chân bệnh một cách hiệu quả là mục tiêu mới của y học hiện nay.
Các bệnh gan mạn tính và “đoạn cuối con đường”
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), xơ gan là quá trình tổn thương gan lan tỏa mạn tính, với sự hình thành các sợi xơ, tạo nên những nốt tái sinh bất thường và khiến gan không thể đảm trách các vai trò quan trọng như: chống độc, khử độc, miễn dịch bảo vệ cơ thể, chuyển hóa và dự trữcác chất dinh dưỡng…
Xơ gan diễn tiến xấu dần theo thời gian và là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư gan. Ước tính, ung thư gan nguyên phát trên nền xơ gan chiếm 80% các trường hợp.
Đáng lưu lý, các bệnh gan thường gặp như gan nhiễm mỡ, viêm gan thoái hóa mỡ, viêm gan siêu vi B, C…, lạm dụng bia rượu, thuốc trị bệnh, ăn phải nhiều thực phẩm “bẩn”, nhiễm ký sinh trùng… đều có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Mấu chốt của 2,2 vạn cái chết mỗi năm
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cảnh báo: xơ gan là một trong ba bệnh hàng đầu gây chết người. Tại Việt Nam, đáng báo động khi hiện có khoảng 5% dân số trưởng thành bị xơ gan, ung thư gan với khoảng 22.000 người chết mỗi năm.
Câu hỏi được y học đặt ra là con đường dẫn đến xơ gan, ung thư gan diễn ra như thế nào?
Gần đây, theo PGS Bùi Hữu Hoàng, nhiều nghiên cứu ở góc độ sinh học phân tử cho thấy quá trình xơ hóa gan thường diễn tiến âm thầm nhưng có khi nhanh chóng, liên quan đến một loại tế bào nằm ở xoang gan, đó là tế bào Kupffer.
Cụ thể, các yếu tố độc hại từ bên ngoài như rượu bia, thực phẩm “bẩn”, thuốc điều trị hay các chất trung gian có hại ở ngay trong cơ thể (được tạo ra trong quá trình lão hóa của cơ thể hay do chính bởi những tổn thương tại gan) sẽ kích hoạt quá mức tế bào Kupffer, làm sản sinh nhiều chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β… Trong đó, TGF-β là yếu tố chính tác động đến các tế bào hình sao ở gan (Stellate cell) khiến chúng tăng sản xuất các mô xơ sợi. Khi các dải xơ sợi hình thành ngày một nhiều sẽ làm thay đổi cấu trúc của gan, khiến gan chai cứng dần và không có khả năng phục hồi, đó chính là tình trạng xơ gan.
Đồng thời, các chất gây viêm do tế bào Kupffer phóng thích ra cũng làm tăng tình trạng chết tự nhiên của các tế bào gan, kích hoạt tăng sinh tế bào gan mới, gia tăng nguy cơ đột biến tự phát dẫn đến ung thư gan.
Đừng để quá muộn
Điều đáng nói, xơ gan và ung thư gan là những bệnh nguy hiểm nhưng thường không có triệu chứng rõ ràng, ở giai đoạn nặng mới được phát hiện. Do vậy, việc phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh là rất quan trọng. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên nhân, các tổn thương gan sẽ được giới hạn, ngăn chặn xơ hóa gan và giảm nguy cơ ung thư gan.
Theo PGS Hoàng, hiểu biết đúng về cơ chế sinh bệnh của xơ gan và ung thư gan giúp y học đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả. Theo đó, ngăn chặn tế bào hình sao sản sinh mô xơ sợi bằng cách kiểm soát hoạt động quá mức của tế bào Kupffer là mục tiêu quan trọng của y học hiện nay.
Từ nghiên cứu về mối tương quan giữa tổn thương gan và tế bào Kupffer, các nhà khoa học Mỹ gần đây phát hiện hai tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có khả năng làm giảm trên 50% các chất gây viêm ở gan chỉ trong 24 giờ, nhờ kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer. Từ đó, không hoạt hóa tế bào hình sao sản sinh mô xơ sợi gây xơ hóa gan, ngăn chặn diễn tiến thành ung thư gan, phục hồi tế bào gan khỏe mạnh.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, mọi người cần lưu ý thêm về lối sống, dinh dưỡng, điều trị tích cực các bệnh gan nếu mắc phải… để chủ động phòng ngừa xơ gan, ung thư gan.
Ngọc An