Tháng đầu tiên
· Nhận ra giọng nói và mùi của mẹ.
· Ngóc đầu dậy nếu đặt nằm sấp.
· Đưa lưỡi ra “chóp chép” như là cách để “trò chuyện” và đáp ứng lại khi bạn nói chuyện với bé.
Tháng thứ 2
· Quay đầu sang 2 bên.
· Biết cười.
· Phát ra những âm thanh đầu tiên để trò chuyện với người đối diện.
· Mất dần đi những phản xạ lúc mới sinh.
· Cử động nhịp nhàng hơn.
· Biểu lộ sự vui thích khi biết bố mẹ hoặc người thân đứng gần mình.
· Có thể nhìn những vật ở xa hơn.
· Há và ngậm miệng để bắt chước người đối diện đang trò chuyện.
Tháng thứ 3:
· Trở nên thích thú và có thể “tung hứng trò chuyện”, quan tâm đến người thân.
· Bé cảm nhận được hơi ấm của bố, mẹ.
· Mắt bé chưa nhìn xa được nhưng nghe và cảm nhận được sự an toàn khi ở bên người. thân, đây là lý do vì sao bé hay đòi mẹ bế và sợ tiếp cận với người lạ..
3 tháng tiếp theo
Lúc này ngôn ngữ của bé được thể hiện qua khả năng vận động, bạn thấy rõ tay chân bé rất linh hoạt, bàn tay có thể mở ra, nắm lại, giữ được ngón tay bạn. Bé cũng có thể lật và khi chúng ta nói chuyện bé quay đầu lại nhìn chăm chăm vào người nói, miệng lúc nào cũng "ư ư, a a"...Đó là lý do mẹ nên trò chuyện với bé để kích thích khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Từ 6 - 9 tháng Độ tuổi này, bé có thể bập bẹ các từ: da, cha, pa, ma...". Khi chúng ta nói chuyện, bé lắng nghe và nói theo. Bé biết gây chú ý bằng cách khóc, cười khi nhận ra mẹ, đòi ẵm, bế…Đa số các bà mẹ bốn tháng sau khi sinh là phải tất tả đi làm, vì thế mà thời gian bên bé bị thu hẹp lại, do đó đừng để tình mẫu tử xa cách thì bạn nên tạo dành nhiều thời gian hơn cho bé như hát ru, chơi với con…
Từ 9 - 12 tháng Bé bắt đầu nói những từ quen thuộc đầu tiên (tên người hoặc con vật), bé hiểu những từ đơn giản, và có thể bắt chước những cử động của nét mặt. Lúc này bé sẽ rất thích bắt chước những hành vi của người lớn, thậm chí sáng tạo ra những hành vi khác riêng biệt...
Những năm đầu đời não bé phát triển rất nhanh, chỉ trong vòng 3 năm đã phát triển từ 25% - 90% so với não người lớn.