Cuộc chiến Bắc phạt là một chương oai hùng trong lịch sử Đại Việt
Lời tòa soạn
Nước Việt kể từ khi Ngô Quyền nối lại quốc thống, thoát khỏi ách đô hộ ngót ngàn năm của phương Bắc đã vượt qua nhiều thăng trầm sóng gió để tồn tại và phát triển. Xuyên suốt từ các triều đại đều phải liên tiếp chống trả các thế lực ngoại bang để bảo vệ đất nước. Để giúp độc giả có cái nhìn sâu hơn về lịch sử giữ nước hào hùng của dân tộc, báo điện tử Một Thế Giới xin giới thiệu loạt bài về chống ngoại xâm phương Bắc và bắt đầu về cuộc chiến thần thánh phạt Tống của Lý Thường Kiệt.
Có thể nói một trong những biến cố quan trọng trong tiến trình dựng nước, giữ nước của dân tộc là cuộc chiến đấu của quân dân Đại Việt dưới thời vua Lý Nhân Tông chống lại âm mưu xâu xé nước ta của liên minh Tống – Chiêm Thành – Khmer do nước Tống cầm đầu. Trong giai đoạn này đã phát sinh những sự kiện chấn động, những chiến công hiển hách như cuộc hành quân đẩy lùi quân Chiêm Thành (1075), cuộc Bắc phạt đánh Tống ngoạn mục và đầy mưu trí của Lý Thường Kiệt (1075 – 1076), và cuối cùng là cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trên lãnh thổ Đại Việt thần thánh (1076 – 1077), đánh bại một đội quân xâm lược khổng lồ hàng chục vạn tên với những danh tướng hàng đầu của Tống triều. Sử sách và tâm trí người dân Việt mãi ghi nhớ chiến công của quân dân Đại Việt thời nhà Lý, với những tên tuổi mãi lưu danh thơm như Lý Thường Kiệt, Tông Đản, Lý Kế Nguyên, Thân Cảnh Phúc, Hoằng Chân, Chiêu Văn, Ỷ Lan, Lý Đạo Thành… Những tên tuổi đã góp phần làm nên niềm tự hào bất tận của dòng dõi Lạc Hồng, khẳng định sức sống mãnh liệt, ý chí tự cường của dân tộc Việt Nam.
Ở loạt 18 bài này, chúng tôi cố gắng gởi đến Quý độc giả một cái nhìn mới mẻ, vừa khái quát liền mạch lại vừa đầy đủ chi tiết nhất có thể. Trong quá trình nghiên cứu và tường thuật chúng tôi đã tham khảo và đối chiếu những tài liệu sau: Lý Thường Kiệt – Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý (Hoàng Xuân Hãn) ; Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên); Đại Việt Sử Lược (Khuyết danh); Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1 (nhiều tác giả); Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam (Phạm Hồng Sơn) ; Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Quốc sử quán triều Nguyễn); An Nam Chí Lược (Lê Tắc); Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim), Quân thủy trong lịch sử chống giặc ngoại xâm (nhiều tác giả), Lịch Sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX (Lê Thành Khôi) … cùng các tài liệu sưu tầm khác. Rất mong sẽ nhận được sự đón nhận và góp ý của Quý độc giả!
Các kỳ chi tiết sẽ được trình bày theo link dưới đây.
Kỳ 1: Từ cuộc chiến nội cung nhà Lý đến cuộc Bắc phạt phá Tống của Lý Thường Kiệt
Kỳ 2: Nhà Lý nhiều lần uy hiếp nhà Tống sau khi bị khiêu khích
Kỳ 3: Trước khi phạt Tống, Lý Thường Kiệt nam chinh đại phá Chiêm Thành
Kỳ 4: Chỉ có 7 vạn quân, Lý Thường Kiệt vẫn đánh phủ đầu 100 vạn quân Tống
Kỳ 5: Lý Thường Kiệt phạt Tống, tấn công toàn biên giới, chém tướng phá đồn
Kỳ 6: Lý Thường Kiệt vượt Thập Vạn đại sơn, bắt sống hàng ngàn tù binh Tống
Kỳ 7: Lý Thường Kiệt dùng tượng binh, máy bắn đá công phá Ung châu
Kỳ 8: Lý Thường Kiệt hạ thành Ung châu, xác quân Tống chất cao như núi
Kỳ 9: Bị Lý Thường Kiệt phá Ung châu, triều Tống mang vũ khí tối tân nhất đối phó Đại Việt
Kỳ 10: Lý Thường Kiệt dùng lính thủy đánh bộ chống quân Tống
Kỳ 11: Lý Thường Kiệt dùng gián điệp, vua Tống hoang mang
Kỳ 12: Tượng binh Đại Việt đối đầu với chiến thuật biển người của nhà Tống
Kỳ 13: Lý Thường Kiệt và cuộc đại khai sát giới quân Tống trước cửa Bạch Đằng
Kỳ 14: Lý Thường Kiệt bày hiểm trận, nhà Tống quyết nướng quân
Kỳ 15: Sử Tống kể chuyện quân Tống bị làm thịt khi sang xâm phạm Đại Việt
Kỳ 16: Lý Thường Kiệt siết vòng vây, hàng vạn quân Tống chôn chân chờ chết
Kỳ 17: Việt - Tống nghị hòa, lân bang kinh hãi
Kỳ 18: Thua trận, nhà Tống còn đòi bắt Lý Thường Kiệt như tội phạm chiến tranh