Ngày 5.1, thông tin từ Bộ LĐ-TB-XH cho biết Bộ đã hoàn thiện dự thảo thông tư về Quy chế tuyển sinh năm 2017 để chuẩn bị cho kỳ xét tuyển năm nay.

2017: Các trường cao đẳng, trung cấp bỏ điểm sàn tuyển sinh

Hải Yến | 06/01/2017, 17:52

Ngày 5.1, thông tin từ Bộ LĐ-TB-XH cho biết Bộ đã hoàn thiện dự thảo thông tư về Quy chế tuyển sinh năm 2017 để chuẩn bị cho kỳ xét tuyển năm nay.

Theo đó, BộLĐ-TB-XH đã giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường cao đẳng, trung cấp (CĐ,TC) để tự tuyển sinh sao cho phù hợp với thực tế của trường, và 1năm có thể tuyển sinh thành nhiều đợt theo đề án được duyệt trước đó.

Ngoài ra, Bộ LĐ-TB-XH cũng không đưa ra quyết định có điểm sàn tại các trường CĐ, TC mà chỉ yêu cầu đối tượng tuyển sinh phù hợp với quy định của giáo dục nghề nghiệp.

Cũng trong dự thảo, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB-XH) cũng đề xuất được sử dụng chung hệ thống phần mềm quản lý tuyển sinh nằm trong Cổng thông tin tuyển sinh do chính Bộ GD-ĐT xây dựng.

Hệ thống này giúp Bộ GD-ĐT lọc bớt đi những trường hợp thí sinh nộp hồ sơ ảo để đưa ra phương án điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển sát thực tế nhất dựa trên nguyên tắcthí sinh chỉ trúng tuyển vào nguyện vọng ưu tiên cao nhất với mức điểm của mình.

Năm 2017, Bộ GD-ĐT đã bỏ điểm sàn ĐH nên việc sử dụng chung hệ thống phần mềm quản lý tuyển sinh sẽ không có vướng mắc gì giữa haiBộ với nhau.

Cũng theo quy chế tuyển sinh do chính Bộ LĐ-TB-XH đưa ra thì các trường CĐ, TC có thể sử dụng cả 3 hình thức: Xét tuyển, thi tuyển và kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

Về chỉ tiêu tuyển sinh, mỗi trường sẽ tự quyết định dựa vào năng lực của đơn vị mình. Về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với trình độ CĐ, theo thông tin từ Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH sẽ không đưa ra ngưỡng này. Thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT đối với hệ CĐ và tốt nghiệp THCS đối với hệ trung cấp là có thể đăng ký xét tuyển.

Hiện nay việcbỏ điểm sàn có 2 luồng ý kiến khác nhau. Theo PGS-TS Mạc Văn Tiến - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học và dạy nghề thì việcBộ GD-ĐT quyết định bỏ điểm sàn sẽ dẫn đến tâm lý học sinh và phụ huynh đều hướng vào việc học ĐH chứ không muốn học CĐ, kể cả đối với ĐH ngoài công lập.

Ông Tiến cho rằng học sinh không muốn đi học nghề vì cho rằng học ĐH xong sẽ dễ xin việc và có mức lương cao hơn, đồng thời cơ chế sử dụng nhân lực hiện vẫn còn coi trọng bằng cấp. Nếu bỏ điểm sàn thì việc vào ĐH càng trở nên dễ dàng hơn khiến ai cũng muốn vào học, trong khi đó số đông sinh viên ra trường lại không có việc làm. Trong khi đó, nhiều trường dạy nghề đảm bảo được công việc cho người học sau khi ra trường nhưng lại ít người vào học.

Không đồng quan điểm với ông Tiến, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanhthiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Với xã hội hiện tại thì việc các thí sinh lên mạng tìm hiểu về trường mình học một cách dễ dàng, cả ĐH và CĐ đều có thể không cần quy định mức điểm sàn đối với thí sinh vì thí sinh và cả phụ huynh đều nhìn nhận rõ được chất lượng đào tạo giữa các trường với nhau thông qua những thông tin tràn ngập trên mạng.

Hiện nay, hệ thống giáo dục nước ta đang thiếu tính thống nhất khi liên thông, cắt khúc giữa là hệ CĐ và trung cấp cho Bộ LĐ-TB-XH quản lý, hai khúc còn lại là phổ thông và ĐH lại thuộc Bộ GD-ĐT, đây là điều mâu thuẫn để khiến các trường CĐ, trung cấp, trung cấp nghề không còn là hứng thú đối với học sinh, ông Thuyết nhấn mạnh.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
2017: Các trường cao đẳng, trung cấp bỏ điểm sàn tuyển sinh